Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

HOẰNG PHÁP

Bài viết của TMH

Đức Phật sau khi giác ngộ đã dành phần đời còn lại trên thế gian để khởi động “Bánh xe chuển pháp luân”. Thuyết pháp, thu nạp đệ tử, thành lập giáo môn, Tự viện. Từ 5 đại đệ tử, đến 60 đệ tử và sau 2555 năm  ¼ dân số thế giới theo đạo phật trên 175 nước. Có được thành tựu như hôm nay một trong những hoạt động mang tính quyết định đó là hoằng pháp.
Hoằng pháp : Nghĩa là mở rộng ra làm cho giáo Pháp của Phật được lan toả khắp nơi  hay nói  cách khác  đem  giáo lý của Đức Phật đến với mọi người muốn tìm hiểu và ứng dụng lời Phật dạy để có một đời sống an lạc giải thoát giác ngộ . Hoằng Pháp không có nghĩa là chỉ là những buổi thuyết pháp trên pháp toà mà nó phải được thể hiện trong mọi sinh hoạt của con người qua nhiều phương tiện khác nhau: ngôn ngữ diễn đạt qua văn hóa nghệ thuật, in ấn kinh điển ....Làm sao cho giáo lý Đức Phật đi vào đời sống của con người, biến thành chất liệu sống như con người cần không khí để thở có như thế mới thực sự là một nền giáo lý có ích thiết thực góp phần đưa con người thoát khỏi mọi khổ đau.
 Hoằng Pháp vi gia vụ (Hoằng pháp là việc nhà) : Tiêu chí trên lại càng khẳng định nhiệm vụ vô cùng bức thiết  đối với Hoằng pháp, từ xưa các vị tổ sư đã thấy được vai trò hết sức là quan trọng của hoằng pháp.Nó không phải chỉ thuần là một việc làm có tính  thời vụ nhất thời mà phải có một kế sách lâu dài và nó phải gắn liền với đời sống của người con Phật dù xuất gia hay tại gia.
Hoằng pháp là hoạt động của phật tử thuyết giảng giáo, pháp Phật cho tam đồ, lục đạo, thoát khỏi bến mê về bên bờ giác.
Hiến chương của giáo hội PGVN có đoạn viết: “ Mục đích của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là hoằng dương Phật pháp, phát triển Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong nước và ở nước ngoài, tham gia xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc, góp phần xây dựng hòa bình, an lạc cho thế giới ”.
Hiện nay hoạt động vinh quang và khó khăn này đang được đặt trên vai các Giảng sư của giáo hội PGVN, trước khi tìm hiểu về 10 đức của một Giảng sư, chúng ta tìm hiểu xem Giảng sư là gì, họ muốn gì, họ nói gì, họ làm thế nào, và nói với ai, ở đâu, khi nào và trong thời gian bao lâu.
Giảng sư  “sứ giả của Như Lai” là hàng xuất gia đã qua đào tạo , có trình độ và phẩm chất, được giáo hội công nhận.
Giảng sư thuyết giảng giáo pháp Phật trong nhà trường, trong tự viện nhằm “Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến”
Sử dụng lời nói, hình ảnh, hành động  biểu đạt giáo lý Phật, lý giải sự vật hiện tượng về con người, xã hội và thiên nhiên cho chúng sinh qua đó đưa họ về với Phật
“Giai cộng thành Phật đạo”
 Theo thiền sư Thích Nhất Hạnh
Là một giảng sư cấc có đủ những đức tính sau
1.Tác phong và tư cách
Tác phong của một giảng sư là điều hết sức quan trọng. Trước khi làm giảng sư, là một tu sĩ Phật giáo thì oai nghi tế hạnh phải nằm lòng. Bởi giảng sư mà tác phong, oai nghi thô tháo chắc chắn không thu hút được quần chúng. Ngược lại, tư cách oai nghi tề chỉnh, trang nghiêm của giảng sư sẽ có khả năng chinh phục được khán giả, dễ dàng, ngược lại, thành công trong cương vị hoằng pháp.
Tư cách, tức là nhân cách cá nhân của một người mà nhất là người đó ở vị trí quan trọng của một tổ chức giảng sư, do đó, giảng sư là nhân vật quan trọng trong đạo Phật, là giảng sư. Người giảng sư dạy Phật pháp cho tín đồ thì tác phong, đạo đức tư cách phải chững chạc hơn người bình thường.
2. Ngôn ngữ và âm thanh Ngôn từ tức là tiếng nói. Nhờ tiếng nói mà con người truyền thông những ý tưởng của mình cho người khác hiểu được. Trong cương vị giảng sư, vấn đề ngôn ngữ rất quan trọng. Có thể xác định tiếng nói qua 3 điểm sau đây:
+ Tiếng nói miền Bắc, miền Trung, miền Nam có khác nhau về âm điệu nhưng quan trọng là phải giữ đúng âm điệu của mỗi miền, không nên bắt chước. Người Nam học nói giọng Bắc, người Trung học nói giọng Nam khó nghe và khó chuyển tải giáo pháp đến thính chúng.
+ Giọng nói phải trong, khỏe, không kéo dài hoặc rề rà gây buồn ngủ cho thính giả. Đây là một nghệ thuật rất quan trọng, có thể vị giảng sư trình bày nội dung bài giảng rất súc tích nhưng ngược lại, âm điệu không hấp dẫn thì thời giảng cũng thất bại.
+ Âm thanh mà vị giảng sư sử dụng phải đầy đủ các cung bậc buồn, vui, mạnh dạn, tha thiết, mềm mại. Sử dụng âm thanh sao cho phù hợp với bối cảnh mà giảng sư muốn diễn đạt.
3 Giáo lý căn bản Nói đến giáo lý nhà Phật thì không ai dám quả quyết mình lãnh hội hết hoàn toàn nội dung kinh điển của Đức Phật. Còn vấn đề hoằng pháp là chúng ta diễn giảng một phần của kinh điển. Nhưng quan trọng là giảng sư phải am tường phần giáo lý căn bản. Ngày xưa chúng tôi tham dự khóa đào tạo Đoàn Như Lai sứ giả, các vị giáo thọ chỉ trao các học viên những bài giáo lý căn bản như: nhân quả, luân hồi, duyên sinh, tứ đế, mười hai nhân duyên, lục độ, tứ nhiếp, tam bảo, ăn chay… những giáo lý căn bản cần thiết. Do sự hiểu biết của quần chúng Phật tử có giới hạn nên khi diễn giảng phải biết căn cơ và trình độ của họ mà truyền đạt thì mới thành công.
Chúng tôi muốn nhấn mạnh, căn bản giáo lý là vấn đề then chốt cho giảng sư. Muốn trình bày vấn đề đức tin của người Phật tử, chúng ta phải gieo vào tâm tư của người nghe giáo lý nhân quả thật chu đáo và rõ ràng thì họ mới tin tưởng. Không cần nói gì cao siêu hơn nếu họ không nhận thức được thì chúng ta thất bại.
4. Kiến thức phổ thông Ngoài việc am tường nội minh là yếu tố không thể thiếu cho một vị giảng sư, vấn đề tiếp theo là kiến thức phổ thông như văn học, khoa học, đạo đức học, tôn giáo học, sử học... và nhiều đề tài khác thuộc lĩnh vực xã hội mà chúng ta cần quan tâm. Ví dụ như vấn đề toàn cầu hóa nạn khủng bố ở châu Phi, giảng sư cần phải có khả năng về thế học để áp dụng vào bài giảng khi cần chứng minh. Nếu chúng ta không am tường kiến thức phổ thông thì cũng trở ngại cho sự hoằng pháp.
Do đó, vị giảng sư cần phải đọc sách báo, xem tin tức quốc tế, tham khảo các tài liệu có liên quan đến tình hình Phật giáo quốc tế...
5. Sức khỏe dồi dào, tinh thần minh mẫn Con người khi thân khỏe thì tâm dễ an. Đối với một vị giảng sư thì cả thân và tâm đều quan trọng. Không có sức khỏe thì không thể làm giảng sư được. Nếu giảng sư mà nay bệnh mai đau thì khó hoàn thành nhiệm vụ. Có sức khỏe sẽ thích thú và muốn thực hiện công việc. Không có sức khỏe sẽ khó thu thập được kiến thức về Phật pháp cũng như thế pháp. Tinh thần cũng vậy, cả hai phần sức khỏe và tinh thần hỗ trợ liên kết với nhau. Một giảng sư mà mang trong mình đủ loại bệnh thì làm sao có được tinh thần sáng suốt minh mẫn để hoàn thành sứ mạng hoằng pháp của mình.
Giảng sư không nên học thuộc lòng bài giảng mà chỉ cần thuộc dàn bài. Trong nghành hoằng pháp có câu nói nằm lòng “dắt con bỏ chợ”. Đã có vị giảng sư nói suốt 2 giờ đồng hồ mà không biết nói đề tài gì, làm cho thính giả hoang mang không hiểu được nội dung giảng sư muốn chuyển tải, đó là điều tai hại vô cùng. Vị giảng sư có thể nói 15 phút một đề tài cũng được mà 2 giờ nói một đề tài cũng xong, nhưng phải có chủ đề, có mở đề, chánh đề và kết luận. Cho nên soạn dàn bài để không lạc đề và giúp chúng ta lần lượt trình bày đầy đủ dù ngắn, dù dài.
Giảng sư mà học thuộc lòng bài giảng sẽ có hai trường hợp thất bại:
+ Thuộc lòng mà giảng giống như học sinh thuộc lòng trả bài cho thầy giáo thì không hấp dẫn.
+ Đang giảng mà quên thì bài giảng sẽ hỏng, không thể thu hút được quần chúng, chưa kể đến việc chính bản thân của giảng sư cũng mất tinh thần, không thể giảng được.
7. Thực sự yêu nghề
Tâm lý mà nói, nghề hoằng pháp nhiều người thích mà ít người làm được. Bởi phải hội đủ nhiều yếu tố nhất là nhớ dai, ngoại hình tương đối, lời nói dễ nghe, cuối cùng là yêu nghề. Khi chúng ta quyết định chọn ngành hoằng pháp thì phải cân nhắc mấy điểm sau đây:
+ Hoằng pháp không phải là nghề kinh doanh: khi đi giảng, nhất là vùng quê nghèo, họ cúng dường không đủ tiền xe cho giảng sư. Mình cho vấn đề kinh phí là quan trọng thì cũng dễ bỏ nghề. Đây là thực tế mà các vị giảng sư lâu năm đã kinh nghiệm. Hãy đặt mình vào cương vị hoằng pháp với mục đích truyền bá Chánh pháp và không đặt nặng thù lao ít nhiều. Hoằng pháp ở vùng xa xôi khó khăn, phương tiện đi lại không có, cũng dễ làm cho mình thối chí. Ở đây, cần phải tâm niệm nhiệm vụ của giàng sư là: “Nơi nào chúng sinh cần thì con đến. Nơi nào đạo pháp cần con đi. Không kể gian lao, không từ khó nhọc”.
+ Hoằng pháp là ngành dễ chán nhất. Trừ các vị thâm niên có nhiều kinh nghiệm, còn phần nhiều các vị trẻ mới ra trường, đi giảng ở các tỉnh, khi bị các trưởng lão phê bình hoặc rầy la những sơ hở trong nội dung bài giảng thì dễ sinh tự ái hoặc bị cư sĩ vấn nạn không giải đáp được cũng nản chí bỏ ngành.
8. Khiêm cung giản dị
Tư cách của giảng sư là giản dị, tánh giản dị thường được mọi người cung kính. Chúng ta tìm về quá khứ các vị giảng sư, pháp sư nổi tiếng đều có phong cách giản dị. Đạo đức càng cao thì lối sống càng bình dị. Vị giảng sư không nên kiểu cách trong ăn mặc, dễ làm mất giá trị của mình.
Kế đến là tánh khiêm nhường cung kính. Đối với bậc trưởng thượng, chúng ta cung kính lễ bái để được học hỏi điều hay, chỗ tốt. Đối với bậc hạ, tức là nhỏ thấp hơn mình, thì phải hạ mình nhường nhịn. Tánh tình khiêm hạ ai ai cũng thương mến và gần gũi, còn tự cao tự đại thì không thuyết phục được mọi người.
Đức khiêm cung có 3:
+ Đừng thấy mình là giảng sư cao quý, mọi người khác thua mình. Chúng ta thấy Ngộ Đạt quốc sư đang thuyết pháp mà oan hồn báo oán dễ dàng.
+ Mình hòa đồng với mọi người thì mọi người kính trọng mình, theo học hỏi với mình, mình có lợi mà họ cũng có lợi. Việc khiêm cung đã bao hàm tính tư lợi và tính đa lợi.
+ Cung kính bậc tôn túc thì chúng ta có phước đức, được các ngài khen ngợi thì môn hạ của ngài cũng cung kính chúng ta.
9. Không bài bác các tông phái khác
Như chúng ta biết, trong đạo Phật có 10 tông phái, mỗi tông phái có cách hành trì riêng nhưng kết quả đều hướng đến mục tiêu giải thoát. Bản thân giảng sư cũng chỉ chọn cho mình một tông phái để tu hành vì mình không thể am tường hết tất cả 10 tông phái.
Nhìn khách quan thì 10 tông hay nhiều hơn nữa cũng chỉ là phương tiện của Đức Phật và tâm bệnh của chúng sinh. Phật dạy: “Chúng sinh đa bệnh, Phật thuyết đa môn”. Làm giảng sư, tuyệt đối không được khinh bác, xuyên tạc các tông phái khác. Ví dụ: mình chọn Thiền tông để hành trì thì không được xuyên tạc Mật tông hay Tịnh Độ tông. Đây là vấn đề nghiêm cấm trong ngành hoằng pháp. Tôi tu pháp môn Tịnh độ, có ai hỏi về cách thức tu thiền tôi vui vẻ trả lời “quý vị hoan hỷ đến thiền viện nhờ các thiền sư am tường và chỉ dẫn quý vị, tôi tu Tịnh độ không thông suốt về Thiền”. Trong kinh Bách Dụ có chép “hai đệ tử bất hòa khiến lão sư bị đập gãy hai chân”. Thiền Tịnh chống báng nhau cuối cùng thì có hại cho đạo chúng. Ngài ra, vị giảng sư cũng không được bài xích giáo lý các tôn giáo khác.
10. Không nói đến chính trị
Giảng sư làm trách nhiệm tuyên dương Phật pháp, đi khắp cùng đất nước mục đích là đem Phật pháp truyền bá hầu mong Chánh pháp của Đức Phật được mọi người tu tập chuyển hóa nội tâm, tạo cho cuộc sống hiện tại được an lạc, đời vị lai khỏi đọa vào ác đạo. Cho nên vấn đề quốc sự, chính trị tuyệt đối không được đưa vào nội dung bài giảng. Phạm chính trị là phạm “ Nội quy Ban Tăng sự Trung ương”, có lỗi với Giáo hội và pháp luật của Nhà nước.
Vấn đề thời sự quốc tế chúng ta cần am tường, có thể trao đổi ngoài thời gian thuyết pháp với tư cách khách quan mà thôi. Các vị giảng sư nên cố gắng chú ý điều này.
Theo Thượng tọa Thích Ngộ Tịnh
Vị giảng sư muốn ban bố giáo pháp, phải có đủ 10 đức


1. Khôn khéo biết nghĩa lý của giáo pháp.
2. Hay vì chúng sanh mà tuyên nói giáo pháp.
3. Ở trong chỗ đông người không sợ sệt.
4. Biện tài vô ngại (thông suốt nội giáo lẫn ngoại giáo).
5. Phương tiện khéo léo để mà nói.
6. Theo giáo pháp thực hành giáo pháp.
7. Oai nghi đầy đủ.
8. Dũng mãnh, mạnh mẽ ròng rặt, tiến tới không lui trong việc giáo hóa.
9. Thân tâm đừng nghĩ đến sự mỏi mệt.
10. Thành tựu oai thần của mình và người.
Thuyết giảng là một nghệ thuật chuyển tải đạo lý cho đời, là một sứ mệnh cao cả của người được gọi là "sứ giả Như Lai", chứ không phải là một nghề sinh sống. Cho nên động cơ thuyết pháp phải xuất phát từ hạnh nguyện độ sinh, đừng để cho danh lợi, tài sắc chi phối. Ý nghĩa thuyết pháp sẽ mất khi mục tiêu hướng đến là danh lợi. Trong kinh Tương Ưng nói: Có lần Đức Phật đi khất thực, Ngài đến nông trường của các nông dân, trong lúc họ đang phân phối thực phẩm. Họ chỉ trích Đức Phật rằng: "Này Sa Môn, tôi cày, tôi gieo mạ, nên tôi ăn. Ông có cày và gieo mạ để ăn không?". Đức Phật đáp rằng:
" Ta cũng có cày, gieo mạ nên Ta ăn"…
Trí tuệ đối với Ta, là cày và cách mạng,
Tâm quý là cán cày, ý căn là dây cột,
Chánh niệm đối với Ta, là lưỡi cày, gậy đâm…
Như vậy, cày ruộng này, đưa đến quả bất tử,
Sau khi cày ruộng này, mọi đau khổ được thoát" (Tương Ưng I)
Các nông dân nghe Đức Phật thuyết giáo, họ cảm phục và xin cúng dường thức ăn. Đức Phật từ chối vì lý do chư Phật không bao giờ thuyết pháp để kiếm ăn.
II. Thuyết pháp không phù hợp với đối tượng:
Mục tiêu của thuyết pháp là tác động lên tâm tư của con người, thuyết phục họ đến với đạo lý. Nhưng nếu nội dung thuyết giáo không phù hợp với trình độ nhận thức, với căn cơ của đối tượng thì sẽ phản tác dụng. Giáo pháp của Phật giống như thuốc để trị bệnh, tùy loại bệnh mà cho loại thuốc phù hợp. Nếu cho lầm thuốc thì bệnh sẽ không lành, và có thể tạo biến chứng, hoặc có thể mất mạng. Pháp được thuyết nếu không phù hợp căn cơ sẽ phá vỡ niềm tin của đối tượng, như vậy pháp ấy được gọi là phi pháp. Hoặc như trong kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy thuyết pháp không phù hợp căn cơ là ác thuyết, có 5 điều:
1. Nói tín với người không có lòng tin.
2. Nói giới với người ác giới.
3. Nói đa văn với người không nghe nhiều.
4. Nói bố thí với người sân tham.
5. Nói trí tuệ với người ác tuệ.
2. Nói giới với người ác giới.
3. Nói đa văn với người không nghe nhiều.
4. Nói bố thí với người sân tham.
5. Nói trí tuệ với người ác tuệ.
III.Không nên ca ngợi hay chỉ trích:
Khi thuyết pháp đòi hỏi thái độ trầm tĩnh, khách quan và hướng đến mục đích chính là chuyển tải đạo lý. Khi ca ngợi hay chỉ trích dễ rơi vào chủ quan, nịnh bợ, có thành kiến và phân biệt đối xử, sẽ tạo những phiền não, không đúng với chân lý. Người giảng sư cần biết rõ điều gì là tốt hay xấu, thiện hay ác, pháp đi xuống hay đi lên… nhưng không ca ngợi hay chỉ trích mà chỉ thuyết pháp. Như trong kinh, Đức Phật dạy: "Nên biết tán thán và biết chỉ trích, nhưng sau khi biết như vậy không nên tán thán và chỉ trích mà chỉ thuyết pháp… ví dụ như nói rằng : Ai theo dục lạc đều đau khổ, thuộc tà đạo, như vậy là chỉ trích… Ai không theo dục lạc đều không đau khổ, thuộc chánh đạo, như vậy là tán thán". "Chỉ thuyết pháp là nói rằng: Sự đam mê dục lạc là một pháp có đau khổ, thuộc tà đạo... Không đam mê dục lạc là một pháp không đau khổ, thuộc chánh đạo". Nghĩa là chỉ nói đến pháp không nói đến người.
IV. Không nên nói những điều bí mật, những điều khuất lấp:
Không nên nói những điều thuộc loại siêu hình, thiên cơ vì những vấn đề ấy khó hiểu, khó thấy, khó chứng minh, dễ hiểu lầm, dễ gây hoang mang cho quần chúng, nhất là những vấn đề ấy không giúp ích gì cho mục tiêu an lạc và giải thoát.
Không nên nói những điều thuộc loại bí mật, giấu kín của cá nhân hay của tổ chức, của nội bộ hay của xã hội, nhất là khi các điều đó không giúp ích gì cho mục tiêu an lạc và giải thoát. Đức Phật dạy phải xét kỹ để tránh phương hại đến bản thân và tha nhân cũng như hại cho cộng đồng tập thể (Kinh Trường A Hàm).
V. Vấn đề giọng nói và cách nói:
Đối với vấn đề giọng nói, Đức Phật dạy như sau: Người giảng sư không nên nói quá nhanh vì có 6 điều hại: "Thân mệt mỏi, tâm tổn hại, âm thanh tổn hại, cổ họng bị đau, lời nói không rõ ràng và người nghe không hiểu kịp".
Đối với vấn đề cách nói, Phật dạy: "Không nên chấp trước địa phương ngữ", nghĩa là khi thuyết giảng đừng bị vướng mắc vào sự khen chê về thổ âm, thổ ngữ của các địa phương, dân tộc… nhái giọng địa phương sẽ làm tổn thương tâm lý đối tượng. Không nên "Đi quá xa ngôn ngữ thường dùng". Tức là sử dụng ngôn từ dễ hiểu, để số đông được hiểu, không nên sử dụng ngôn từ chải chuốt, từ ngữ triết học, thuật ngữ chuyên môn hoặc bệnh sính ngoại ngữ. Có thể nói thêm không nên nói khôi hài quá trớn hoặc nói quá thông tục làm người nghe bị phản cảm.
VI. Tránh lối thuyết giảng ru ngủ:
Thuyết pháp với giọng đều đều, đơn điệu. Nói lặp lại những vấn đề ai cũng đã biết, nói thuần sách vở, kinh viện… sẽ làm thính chúng ngủ gật hoặc mất chú tâm mà trong giới sinh viên thường gọi là "tiến sĩ gây mê", buổi thuyết giảng như vậy kém hiệu quả.
Người giảng sư phải làm cho thính chúng quan tâm đến đề tài và ghi nhớ lời thuyết giảng. Muốn vậy phải có lối giảng sinh động, tức phải có nghệ thuật diễn giảng nhất định. Giảng sư phải có kinh nghiệm sống và kiến thức phổ thông. Giảng thuần túy Phật học, thiếu cập nhật thông tin sẽ đưa đến thiếu khả năng hấp dẫn quần chúng. Nhất là nội dung thuyết giảng phải gắn với thực tiễn của đời sống, tâm lý, sinh lý và ước vọng của con người.
Theo Tỳ kheo Thích Viên Trí
Tầm nhìn
 Yêu cầu tất yếu đối với một vị giảng sư dĩ nhiên là trình độ Phật pháp. Tuy nhiên, vấn đề người viết muốn trình bày ở đây không phải kiến thức Phật học của các giảng sư, mà là cái nhìn thấu suốt của họ về giáo lý Phật giáo.
 Một giảng sư phải là người phải hiểu biết một cách rõ ràng tầm quan trọng về phương diện lịch sử và tư tưởng của Phật giáo từ khởi nguyên đến hiện tại; bởi vì: “Nếu sự khởi nguyên của các tôn giáo thế giới là những chủ đề có ý nghĩa và rất đáng được quan tâm nghiên cứu, thì sự phát triển và mở mang của chúng cũng không kém phần quan trọng…”
 Do vậy, một vị giảng sư cần nhận chân một cách thấu đáo mối quan hệ hổ tương giữa các hệ thống triết học từ khởi nguyên đến các giai đoạn phát triển; vì đây là một trong những yêu cầu tất yếu cho sự tồn tại của Phật giáo giữa các nền văn hóa khác nhau.
 Sự hình thành và phát triển các bộ phái Phật giáo theo thời gian là nhằm mục đích đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người trong, mà không phải là sự phát triển mang tính cục bộ, phân loại cao thấp, bè phái riêng rẽ, không có sự nối kết với nhau.
 Tất nhiên, về hình thức tổ chức và phương pháp vận dụng triết lý có sự khác nhau đề phù hợp với nhu cầu tri thức của con người từng thời đại, nhưng những triết lý cốt tủy của Phật giáo là không thể có sự khác nhau.
 Khi được trang bị một sự hiểu biết như thế, một số quan niệm sai lầm, ngộ nhận xưa nay như Nguyên Thủy hay Nam Truyền Phật giáo là mới là chánh thống, Phật giáo Bắc Tông hay Phát Triển không phải là chánh thống; hoặc Phật giáo Nam Truyền là Tiểu Thừa, Phật giáo Bắc Truyền là Đại Thừa sẽ không có cơ sở đề tồn tại.
 Nói khác đi, những ý tưởng chấp thủ bộ phái, vùng miền, đại tiểu, cao thấp cần phải được chuyển hóa và loại trừ. Tuy nhiên, trong thực tế của tăng đoàn Phật giáo, tầm nhìn này dường như vẫn chưa được phát huy một cách tích cực; từ đó, chủ nghĩa bộ phái, khuynh hướng đề cao cá nhân đã ảnh hưởng khá rõ nét trong tư duy cũng như sinh hoạt của đại đa số đệ tử Phật.
 Theo thiển ý của người viết, đây có thể xem là một trong những trở lực lớn khiến hiệu quả của ngành hoằng pháp còn nhiều hạn chế.
 Do vậy, xây dựng một tầm nhìn cho đội ngũ giảng sư là cần thiết cho sự nghiệp hành đạo của tăng đoàn.
 Khả năng vận dụng
 Một yếu tố quan trọng nữa là tính bản địa hóa hay địa phương hóa Phật giáo. Trên bình diện tuyệt đối, Đạo Phật không hề mang khoác bất cứ nhãn hiệu nào, ngoại trừ ý nghĩa là con đường thoát khổ, hay là “một nghệ thuật sống”.
 Tuy nhiên, trên bình diện thế gian, đạo Phật luôn có tên gọi riêng cho chính mình mỗi khi truyền bá vào một quốc gia hay xứ sở; ví dụ Phật giáo Trung Hoa, Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Thái Lan...
 Nói khác đi, trong quá hội nhập và phát triển, giáo lý Phật giáo và văn hóa bản địa luôn có một sự giao thoa tương tác để từ đó tạo ra một bản sắc mới cho chính Phật giáo và nền văn hóa ấy. Đây chính là tài sản vô giá đối với từng dân tộc, từng quốc gia, xứ sở.
 Chắc chắn, người Việt Nam sẽ chỉ bảo vệ và giữ gìn những tài sản nào mang thuộc tính Việt Nam; đó là Lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam, Phật giáo Việt Nam, mà không thể là của Trung Hoa, Nhật Bản, v.v...
 Như thế, người giảng sư cần phải có những kiến thức cơ bản về lịch sử và đặc tính văn hóa của từng vùng miền cụ thể, để từ đó mới có chương trình hoằng pháp thích hợp với căn cơ, trình độ và đặc tính văn hóa từng địa phương.
 Chính đặc tính bản địa này tạo nên một sức sống lâu dài cho sự tồn tại và phát triển của dân tộc và đạo pháp. Trong Phật giáo, kiến thức và khả năng vận dụng này được gọi là tinh thần phương tiện thiện xảo.
 Tuy nhiên, trong quá trình “phương tiện” để phục vụ mục tiêu hoằng pháp, “thiện xảo’ để đưa đạo vào đời, để bảo tồn tính văn hóa dân tộc trong đạo, người giảng sư không thể bỏ qua ý nghĩa “tùy duyên nhi bất biến” của Phật giáo; nghĩa là không thể đáng mất tinh thần trí tuệ-giải thoát của đạo Phật cho dù có đạt được bất cứ kết quả gì trong hiện tại.
Bởi lẽ, nếu đạo Phật mà không có tính chất trí tuệ-giải thoát thì dễ bị đồng hóa thành một loại tín ngưỡng hay tôn giáo thuần túy với chức năng chính là cúng kiến và cầu nguyện.
 Văn hóa dân tộc mà không được phát huy và bảo tồn tinh thần trong sáng của nó thì không sớm thì muộn cũng sẽ bị tha hóa.
 Nhưng trong các hình thức sinh hoạt của Phật giáo hiện nay, đặc biệt là trong thập niên đầu của thế kỷ 21, dường như đã có quá nhiều hủ tục, tập quán mang tính đồng bóng, thần quyền, mê tín, dị đoan đang lấn sâu vào trong đời sống của người Phật tử.
 Lý do là vì vai trò và nhiệm vụ giảng sư đoàn của nhiều tỉnh thành Phật giáo trong cả nước dường như đang rất mờ nhạt và chưa thực sự có ảnh hưởng lớn trong đời sống của quần chúng tín đồ. Ngành hoằng pháp chưa định hình được “giáo trình” hoằng pháp rõ ràng cho từng đối tượng, từng lứa tuổi.
 Theo cái nhìn người viết, hoạt động của Ban Hoằng Pháp tại các tỉnh thành Phật giáo hiện nay có vẻ mang tính phong trào, thời vụ, mà chưa có tính chiến lược lâu dài, đặc biệt là chưa có chương trình giảng dạy và hướng dẫn cụ thể dành cho đối tượng thanh thiếu niên.
 Đã đến lúc các vị lãnh đạo của Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Ban Hoằng Pháp Giáo hội, cần xác định và phát huy những nét đặc thù nào của giáo lý Phật giáo và văn hóa dân tộc, những thức ăn tinh thần gì mà giới tín đồ Phật giáo Việt Nam với sự khác biệt về tuổi tác, trình độ, sở thích khác nhau đang cần trong bối cảnh xã hội ngày nay để từ đó trang bị cho giảng sư đoàn của Giáo hội đầy đủ những nhu yếu vừa nêu.
 Có như thế vai trò của ngành hoằng pháp mới hoàn thành được trọng trách đầy thiêng linh và ý nghĩa của mình
 Nội tâm tu tập
 Có thể nói rằng đây là phẩm chất quan trọng nhất đối với một tu sĩ Phật giáo nói chung, và giảng sư nói riêng. Tất nhiên, nội lực này không phải do nghiên cứu thuần túy, học tập mà có được; nhưng nó là thành quả của một quá trình  học tập và ứng dụng giáo lý của đức Phật vào trong đời sống hằng ngày ngang qua ba nghiệp thân khẩu ý.
 Nó chính là chất liệu từ bi-trí tuệ của đạo Phật được tẩm ướt và thẩm thấu vào thân tâm, tạo nên tư cách của một tu sĩ Phật giáo biểu mẫu về đạo đức và trí tuệ của đạo Phật như  lời dạy của Kinh Pháp Cú:
 “Hương thơm các loại hoa
Không ngược bay chiều gió,
Nhưng hương người đức hạnh
Ngược gió khắp tung bay,
Chỉ có bậc chân nhân
Tỏa khắp mọi phương trời
 Chính sự biểu hiện tinh thần tri hành hợp nhất, nói sao làm vậy, làm sao nói vậy từ cuộc sống của những nhân cách này sẽ khiến cho niềm tin của tín đồ, quần chúng trở nên kiên cố đối với Tam Bảo.
 Đây chính là nội dung của cái gọi là “sức mạnh nội tâm’ của một hành giả Phật giáo. Sức mạnh này sẽ phát ra một năng lượng gọi là từ trường, có khả năng chuyển hóa nội tâm những người đang bị bối rối bởi chính dục vọng của mình, đang trải nghiệm khổ đau bởi lòng sân hận và chấp thủ của tự thân.
 Sức mạnh nội tâm này như một cơn mưa giữa mùa hạ, nhanh chóng làm dịu đi cái nóng oi bức tạo nên sự bất an, khó chịu cho mọi loài.
 Một hành giả chân chính của Phật giáo luôn là cọng nghiệp tốt cho cộng đồng và xã hội; bởi vì cứ mỗi lần được tiếp xúc, thân cận, gần gũi với những con người chân chính này, cảm giác bình an, thư thái, thanh thản, nhẹ nhàng sẽ sinh ra trong tâm của người ta bởi vì hương vị giải thoát của tâm vô tham, vô sân, vô si của chính hành giả tỏa ngát khiến cho tâm hồn của người ta cảm thấy lắng dịu mọi ưu phiền, lo lắng.
 Có lẽ đây là những phẩm chất mà nhân loại đang cần, và cũng là ưu điểm của những tu sĩ chân chính của Phật giáo có thể đóng góp cho cuộc đời. 
 Đây cũng chính là khát khao, hoài vọng mà những con người văn minh ÂU Mỹ đang cần khi họ phát biểu rằng: “giá trị chân chính không phải là cái con người đang có, mà giá trị đích thực là chính những gì họ đang sống.”
 Rõ ràng, giáo lý Phật giáo có thể sản sinh ra những giá trị như thế! Bởi vì, thế giới Âu Mỹ đã thật sự tâm phục, khẩu phục khi nhận ra được những giá trị mà họ mong ước đã được thể hiện hoàn toàn qua cuộc đời đức Phật.
 Những lời phát biểu sau đây của Herman Hess, giải văn chương Nobel, sẽ minh chứng cho quan điểm này, “…Nhưng nội dung tri thức của lời Phật dạy chỉ là một nửa của sự đóng góp của Ngài. Nửa còn lại là đời sống của Ngài, đời sống thực mà Ngài sống…
 Thực vậy, đức Phật đã hoàn tất việc rèn luyện chính mình và đem áp dụng cho các đệ tử. Ngài đã xác định một mục tiêu và đã đạt được những kết quả mà các nhà hành động chân chính nổi danh của Phương Tây phải ngả mũ kính phục”, và “Đức Phật là hiện thân của tất cả những đức hạnh mà Ngài giảng dạy.
 Trong suốt 45 năm thuyết giảng thành công và sinh động, đức Phật đã thể hiện lời nói của mình bằng hành động.”
 Theo tượng tọa Thích Thanh Ân thì một giảng sư cần có những đức tính sau
1. Tam Tạng hiểu thông
2. Lời lưu loát nói không quản gì
3. Người đông ta chẳng sợ gì
4. Tài hùng biện ấy thì sánh khôn
5. Dùng phương tiện pháp môn
6. Đem cơ lý mà tôn giáo kỳ
7. Đầy đức hạnh uy nghi
8. Tinh, cần, dũng, trí, bi trọn lành
9. Thân đức hạnh, tâm thành
10. Tròn phúc tướng mới thành giảng sư
Qua các quan điểm của các thượng tọa cho chúng ta thấy có hai yếu tố cơ bản trong hoằng pháp đó là yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan
Khách quan bao gồm 3 yếu tố
 1.  Đối tượng nghe
-         Đối tượng nghe là phật tử
-         Đối tượng nghe là người lao động ( công nhân, nông dân)
-         Đối tượng nghe là viên chức
-         Đối tượng nghe là lực lượng vũ trang
-         Đối tượng nghe ở các khu vực đặc thù, vùng, miền.
-         Khác (Chính khách, văn hóa nghệ thuật, nước ngoài)
        2. Chủ đề thuyết giảng, Nhu cầu người nghe
-         Đạo đức xã hội
-         Thực hành tu tập
-         Chân lý (quá trình phát triển của con người, xã hội, thiên nhiên…)
          3. Thời gian địa điểm
-         Thời gian vào các ngày lễ, kỷ niệm, ngày nghỉ….
-         Địa điểm là tự viện, cơ sở văn hóa…
Chủ quan gồm 6 yếu tố 
     1.  Tác phong, đạo đức
-         Đoàng hoàng, đĩnh đạc, tự tin
-         Đạo đức tròn đầy, viên mãn
-         Tuân thủ giới luật, pháp luật, thuần phong mỹ tục
           2. Thể chất
-         Phật lực, tâm lực, trí lực , nhãn lực sung mãn
           3. Kiến thức
-         Phật học: Tam tạng ( kinh, luật, luận….), Tông (thiền, tịnh độ, mật), Phái (tiểu thừa, đại thừa)
-         Thế học: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội (lịch sử, địa lý, văn học, vật lý, sinh học, hội họa, âm nhạc, khảo cổ)
          4. Kỹ năng
-         Ngôn ngữ nói
-         Ngôn ngữ âm thanh
-         Ngôn ngữ hình ảnh
-         Thao, động tác
-         Thời lượng nội dung thuyết trình
-         Thời gian thuyết trình
-         Phương pháp (thuyết trình, vấn đáp, đối thoại, lầm mẫu….)
           5. Kế hoạch, nội dung bài giảng
-         Thời gian biểu
-         Soạn bài giảng
-         Dự kiến tình huống phát sinh, giải pháp (các câu hỏi liên quan của người nghe)
         6. Cấm kỵ
-         Ác thuyết
-         Không công kích, đả phá, tuyên truyền
-         Không nói đến chính trị
-         Không vi phạm quy định chung của địa phương
-         Không vi phạm pháp luật
Thế kỷ 21, thế kỷ của văn hóa và hội nhập. thế giới ngày một phẳng hơn, người nghe họ biết nghe, họ biết nhìn, và họ biết cảm nhận, họ biết đánh giá và đặt câu hỏi. Chính vì vậy đòi hỏi về phẩm chất của một giảng sư ngày càng cao, để đáp ứng được nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú của con người và xã hội.
Để đạt đến sự hoàn thiện là cả một quá trình tự lực tu tập lâu dài và gian khó.
Hãy nói để cho một người sống tốt hơn lên đó cũng là hoằng pháp và ta cũng chính là giảng sư.
Nam Mô A Di Đà Phật



















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét