Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Nồi ngọc Hán


Khoảng năm 2002 tại Châu cầu Bắc Ninh, xảy ra một việc hy hữu có một không hai. Chủ thầu đổ mặt bằng công trình trên đoạn đường 18 thuộc địa phận Bắc Ninh, phát hiện trên quả núi đất một khu hầm mộ thời Hán. Chứa rất nhiều báu vật, vàng, ngọc, cổ vật. Ông ta liền trực tiếp điều khiển máy xúc, múc toàn bộ tài sản lên một chiếc xe ben và chạy thẳng về nhà, bỏ lại toàn bộ máy công trình và tài sản đi kèm, không quay lại nữa. Do nóng vội, một số phẩm vật bằng vàng vương lại trên mặt đất và được trẻ trâu nhặt mang về. Câu chuyện vỡ lở.
Nhận được tin, tôi liền điện thoại cho con trai đang công tác tại BTMQKI, và em trai đang công tác tại BCHQS tỉnh Bắc Ninh, xin nghỉ phép về nhà, rồi cùng sang khảo sát tại khu vực đó, với hy vọng là sẽ tìm thấy cái gì đó còn sót lại. Khi đến nhà người báo tin, họ cho xem một chiếc nỏ đồng (do cao lỗ vương thiết kế - nỏ thần) và một chiếc nồi đá nến theo cách gọi của người báo tin, mà họ mót được theo vết gầu múc.
Tôi và họ ngã giá, và ngủ lại chờ trời sáng để đến hiện trường thăm dò. Sáng hôm sau, bốn người vội vã lên xe đến hiện trường, khoảng 30 phút đến nơi, sau khi xác định vẫn còn lại một ngăn hầm chưa động đến, tôi sai em trai lắp ráp thiết bị tìm kiếm. vừa lắp xong thì một cơn giông chưa từng có ập đến, mưa như đổ nước, may mà có một ngôi nhà bỏ hoang của công trường lên thiết bị không ướt.
Linh cảm cho thấy, tài sản này không phải dành cho tôi, lên tôi quyết định ra về và không nghĩ đến nó nữa, đồng thời chỉ chỗ cho người đưa tin để họ tùy cơ hành sự. Khi về đến nhà người đưa tin, thì họ thay đổi ý định không bán cho tôi hai đồ vật đã giao dịch hôm trước nữa, thất vọng tôi ra về và tự an ủi mình.
Ba năm sau tôi được biết, người đưa tin và một người bản địa cùng đào chỗ tôi chỉ, có lấy được một số báu vật, vàng trang sức, nhưng đều bán rất ít tiền vì thiếu hiểu biết. Rồi ăn chơi, phung phí hết sạch. Chiếc nỏ đồng và chiếc nồi ngọc bán cho khách chỉ bằng 1/10 số tiền mà tôi trả năm trước.
Tình cờ tôi biết người mua hai món đồ này đã từng là bạn hàng nhiều năm. Họ biết tôi hiểu đồ lên việc giao dịch sẽ bất lợi nếu hỏi mua. Đành phải nhờ người bạn thân đứng ra mua lại giúp.
Tôi nghiệm ra một điều, không thể đi tìm kiếm cổ vật, mà tự cổ vật tìm đến, khi ta có niền tin về nó. Cũng như trong cuộc đời này, con người với nhau, dù ở bất cứ nơi nào trên trái đất, có duyên tất sẽ có phận. Một điều tưởng chừng như rất dễ hiểu, nhưng nhiều năm sau họ mới biết.
Nồi ngọc Hán (2.8kg). loại ngọc này chỉ có ở thời Hán, đến thời Đường thì không còn nữa.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Mẩu trầm ở đáy sông Đuống và chiếc bình cổ trên bờ sông


Câu chuyện bắt đầu từ một lần đi coi thi TNTHPT tại Lương Tài, khi ngồi ăn cơm, có một Cụ đại diện PHHS đến thăm thầy cô, mời tôi khi nào rảnh thì xuống thôn cụ dịch cho thôn tấm bia đá vừa tìm thấy dưới ao làng. Tôi nhận lời. Kỳ thi kết thúc, tôi tìm đến địa chỉ đã hẹn, đại diện chính quyền, đoàn thể đón tiếp tôi trịnh trọng quá làm tôi thấy bất ngờ, mọi người mời tôi ra đình, nói đúng hơn là một ngôi nhà ngói dưng tạm trên nền đình cũ, và chỉ cho tôi xem một tấm đá trơn lỳ do bị phong  hóa, hình dáng như một tấm bia và bảo tôi dịch.Thất vọng vì không đáp ứng được nguyện vọng của Làng, tôi hỏi ở đây có gia đình nào bán đồ cổ không, Tôi liền được một cụ tình nguyện đưa đi tìm các món cổ vật còn sót lại tại địa phương, thay cho lời xin lỗi.
Mảnh trầm nặng 45gam, được máy hút cát hút lên từ đáy sông Đuống,






Một chiếc ấm lục nhặt được khi lở bờ sông.
Giá cả mua bán thỏa thuận, vui lòng người bán, đẹp ý kẻ mua.
Thế mới biết giá trị của văn hóa là vô cùng, cả làng kỳ vọng vào một tầm bia không còn chữ, họ muốn tìm lại một quá khứ giàu có, phồn thịnh, hay vinh quang, tráng liệt, chứ không ảm đạm, khốn khó như bây giờ.
Còn tôi, tôi đi tìm ảo vọng trong cái giá trị khôn cùng của cổ vật ẩn chứa tại nơi này.


Chủ Nhật, 5 tháng 5, 2013

Tham khảo thêm về cổ vật

Chân đèn


 Ghế gụ mật


Câu đối sơn thiếp


Sập gụ

Đỉnh thủy tộc

Đỉnh trái đào

Ấm Minh









Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

Tìm hiểu về gỗ sưa

Có nhiều đồn đoán xung quanh việc người Trung Quốc tìm mua gỗ sưa tại Việt Nam. Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia "Sưa hay sưa Bắc Bộtrắc thốihuê mộc vàng, danh pháp khoa học Dalbergia tonkinensis Prain, là một loài cây thân gỗ thuộc họ Đậu (Fabaceae)." thuộc nhóm A1, đặc biệt quí hiếm.
Gỗ của nó mầu đỏ hồng, chắc, thớ mịn, thơm và có tỉ trọng nặng hơn gỗ khác. Vân gỗ đẹp, không bị nứt vỡ, nó là loại gỗ chủ yếu được dùng để chế tác đồ gỗ trong Hoàng cung.
Có rất nhiều lý thuyết giải thích cho giá cả khác thường của loại gỗ này:
Có người cho rằng nó dùng để chiết suất dầu chống ung thư dạ dày, nói chung là để chế thuốc biệt dược.
Người khác lại cho rằng nó có khả năng chống muỗi, côn trùng, trừ tà và mang lại may mắn, cũng lại  để đề phòng bệnh tật.
Ngoài những đồn đoán kiểu thầy bói xem voi đó, sự thật thì sau một công bố khảo cổ học của Trung Quốc về một kiến trúc gỗ cổ nguyên vẹn đến kinh ngạc dưới lòng sông Dương Tử, có niên đại tới 6000 năm, được làm bằng gỗ xưa đỏ. Thì những công dân của đất nước có nền kinh tế và dân số hàng đầu thế giới này cho rằng gỗ sưa là vua gỗ của các loài trên cạn và dưới nước.
Thực tế cho thấy từ những ưu điểm tuyệt đối mà chỉ có ở gỗ sưa khiến bất cứ một người có tiền nào đều muốn sở hữu một món đồ chế tác từ loại gỗ này. Chính vì vậy giá cả của nó là không thể đoán định và phụ thuộc vào độ thích của người mua.