Thứ Ba, 22 tháng 3, 2016

TÓM TẮT NỘI DUNG KHẢO CỨU BIA ĐÁ PHU THÊ “HẬU PHẬT TƯỢNG” CHÙA TỪ BI THÔN YÊN NHO XÃ GIA ĐÔNG HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH



TÓM TẮT NỘI DUNG KHẢO CỨU
BIA ĐÁ PHU THÊ “HẬU PHẬT TƯỢNG” 
CHÙA TỪ BI THÔN YÊN NHO
XàGIA ĐÔNG HUYỆN THUẬN THÀNH TỈNH BẮC NINH



Nhà nghiên cứu: Th.s LÊ THÀNH NGHỊ
Tell: 0912222315

LỜI TỰA
Đạo Phật là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy
 đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình. Ngõ hầu cắt ngang
 sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. 
Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, 
một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa
 với nhau như nước với sữa. Einstein (1879-1955) tiến sỹ triết học,
toán học và vật lý. Nhà bác học vĩ đại, Tác giả của thuyết tương đối,
 của bom nguyên tử 
đã khẳng định giá trị vĩnh cửu đối với Giáo lý của Đạo Phật
"Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên
 mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả 
phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức
 đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên
 trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các
 điều kiện đó"
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa
 học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan
 điểm của mình để cập nhật hóa với nhữngkhám phá mới của khoa
 học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng
 theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt 
qua khoa học"
"Khoa học mà thiếu tôn giáo là khập khiễng. Tôn giáo mà không
 có khoa học thì mù quáng" 
Đức Phật nhập niết bàn để lại cho hậu thế 84000 pháp môn và 18
 hình tướng nhằm hoằng dương Phật Pháp, phổ độ quần sinh. Cứu con 
người thoát khỏi đau khổ trầm luân, đưa họ về với thế giới cực lạc. 
Ngôi chùa Đại Bi cùng di vật, báu vật bia phu thê “hậu phật tượng”
  là một minh chứng sống động về sự uyên bác, thâm sâu, linh ứng khôn 
cùng của chư Phật, chư đại Bồ Tát và chư hiền Thánh Tăng. Không phải
 vì thời gian như bia Thành  Hoàng làng Thanh Ngoài(năm 211), hay bia
 sá lợi Phật (năm 601) báu vật quốc gia của chùa Xuân Quan. Mà hơn thế, 
một thông điệp hạnh phúc được mô tả không phải bằng ngôn ngữ văn tự, 
mà là kết quả củatrí tuệ và giác ngộ hội tụ bằng ngôn ngữ dân gian, ngôn
 ngữ bác học, ngôn ngữ đồ họa, và ngôn ngữ kiến trúc. Tuy mộc mạc, 
đơn sơ  nhưng sau đó là trùng trùng cấp độ,trùng trùng cung bậc. 
Tùy theo duyên khởi, tùy theo giác độ của mỗi cá nhân. Để cảm nhận, 
để chiêm nghiệm, để thẩm thấu giá trị văn hóa, giá trị tri thức, 
để thấm thấu phẩm chất tinh anh, siêu việt của con người Việt Nam và dân tộc 
Việt Nam. Lạy Phật từ bi hãy khai mở trí tuệ, tiếp linh, tiếp lực, tiếp Pháp 
cho con tìm kiếm, khám phá xem Người muốn dạy bảo chúng ta  điều gì 
cho hôm nay và mai sau.
ADI ĐÀ PHẬT
Thuận thành tháng 12 năm 2015.
Theo các sắc phong Bản Cảnh Thành Hoàng dưới triều Tự Đức 
(1847-1883), Đồng Khánh (1885-1889), Duy Tân (1907-1916) thì Thôn 
Yên Nho xã Gia Đông, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc ninh hiện nay là xã 
Yên Định, Huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh. Nằm trong quần thể di tích 
văn hóa tối linh, Tứ Pháp và Luy Lâu. Phía bắc và phía đông giáp quốc lộ, 
phía nam giáp thôn Dừa, phía tây giáp thôn Tam Á. Trước đây thôn có 
một ngôi chùa tên là Từ Bi Đại Thiền Tự. Các chân tảng kê cột đình, 
chùa có kích thước lên đến gần 1m còn sót lại trên địa
 bàn thôn chứng tỏ ngôi chùa này rất lớn về quy mô và kiến trúc.
Tấm bia đá Phu Thê “Hậu Phật Tượng” là hiện vật thờ cúng duy nhất 
còn lại của ngôi chùa làng trong quá khứ.
Đồ họa
Bia là một tấm đá xanh khắc nổi một cặp vợ chồng ngồi cạnh 
nhau theo thế thiền, người đàn ông bên trái, người đàn bà bên phải. 
Thế ngồi của người đàn ông hai chân xếp bằng, hai bàn chân chéo 
nhau, hai tay để trước huyệt mạch môn, tay trái ở trên,  hai ngón cái
 đan nhau để dưới lòng tay phải,vị trí tay kết ấn là 2/3 chiều dài thân 
10x15(25) ngón út ở trên dốn. Đan điền thóp lại. Thế ngồi của 
người đàn bà, chân phải chống thẳng với thân, tay phải co lại 
thẳng, bàn tay phải đặt lên đầu gối các ngón tay xuôi xuống. 
Chân trái co ngang thân, hợp với chân phải một góc vuông. Bàn
 chân trái ngửa lên, tay trái co lại thẳng, lòng bàn tay hướng về
 phía sau, đan điền tròn phìng ra. Trang phục chỉnh
 tề, kín đáo, người đàn ông đội mũ, người đàn bà vấn khăn, chỉ 
hở mặt, tai, hai bàn tay và hai bàn chân Người đàn ông ngồi nhích 
về phía trước một gối mặt chữ điền (12x16), thân 19x47. Khoanh 
chân là 24x47 Khoảng cách từ tay chắp xuống gót là 8 từ tay phía
 trên lên miệng là 16 lên mũi là 17 chiều cao của tay là 3 Tai người
 đàn bà cao hơn người đàn ông 1, tai ngang mày, khuôn mặt tròn 
đầy (13x14), thân 17x44. Mồm người đàn bà ngang mũi người 
đàn ông, mắt người đàn bà ngang huyệt ấn đường người đàn ông, 
mày người đàn bà ngang tâm trán người đàn ông, mũi người đàn
 bà ngang giữa sống mũi người đàn ông và cách mồm người đàn 
ông là 3 khoảng cách giữa 2 bàn chân ngửa lên là 19. khoảng cách
 giữa gối người đàn ông và chân người đàn bà là 6, khoảng cách 
giữa 2 bàn chân ngửa lên là 23, chiều cao từ bàn chân đến gối là 15.
 Bàn chân phải của người con gái cách 2 vạch ngang mà người
 đàn ông gối lên là 4.5 (4 và 5). Ngón tay người đàn bà 4, 
đàn ông 3 hơn nhau 1, khoảng cách giữa 2 ngón út của bàn  
tay người đàn ông là 1Bàn chân của người đà bà 6x3 dài hơn 
người đàn ông 5x2.5 là 1  Minh văn hai bên có dèm kích thước 37,
 bổ ô kích thước 28, khắc nổi cúc dây, sóng thủy ba , vân mây,
 nét đặc trưng của hoa văn thế kỷ 11-13, Mặt trước mái vòm có
 3 chữ Hán duy nhất đọc từ  phải sang “HẬU PHẬT TƯỢNG” 
Vòng âm dươngở chính giữa là 2 vòng tròn đồng tâm, kích thước 
vòng trong là 42, vòng ngoài là 55 cách khung chữ phía dưới 30
Khung chữ nhật khắc chữ ở dưới vòng âm dương 
có kích thước 4.5x17.5. 
Kiến trúc
Thân bia dày 20, rộng 50,cao 80 (20x50x80)
Đế bia 26x55x20(kích thước chiều cao đế do dự đoán của tác giả)
Lòng bia kiến trúc như một chiếc cổng mái vòm có các kích thước
 ngang Lòng bia 36.5-37-37.5-40, chiều rộng vòm 36,5, hèm
 (40-36,5)/2=1,75, bờ bia 5
Kích thước dọc 45, 7, 52, 64, 28, 80
Chiều sâu của hình khắc là 3.3
Ô quẻ hai bên dưới gối trái phải hai người là 30x30
Khảo cứu
Việc khảo cứu tấm bia này nhằm trả lời các nội dung chính sau
Thứ nhất niên đại ?
Thứ hai hoàn cảnh ra đời ?
Thứ ba những thông điệp ẩn chứa ?
Niên đại và hoàn cảnh ra đời 
Hậu Phật có từ khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, Tượng 
đá hậu phật Tỳ Ni đa lưu chi tại chùa Phi Tướng Đại Thiền Tự
 có từ thế kỷ (TK 5-6) là ví dụ cụ thể cho nhận định này. Thịnh 
hành vào thời Lý Trần (TK 11-14) khi mà Phật giáo trở thành quốc đạo,
 việc xây dựng các công trình văn hóa tâm linh được xã hội hóa triệt để. 
Bản văn tự ghi chép về việc lập hậu Phật sớm nhất được biết là
 thời Hồng Đức (1470-1497). Hậu Phật trước TK14 chủ yếu là
 hình tượng, phối thờ cùng chư Phật. từ TK15
 Hậu Phậtđược ghi trên bia đá như một thần phả để phối thờ 
cùng các tổ bản tự. Hậu phật là những cá nhân có công tích, 
công đức đóng góp trí lực, vật lực cho việc hình thành một 
quy mô văn hóa tâm linh Phật giáo. Được nhà nước, cộng đồng 
công nhận và bầu chọn. được tạc tượng, khắc bia đá để phối thờ 
cùng chư Phật và được hưởng lộc từ việc cúng giàng của dân, xã.
Tấm bia “Hậu Phật Tượng” ra đời cũng nằm trong bối cảnh trên
Căn cứ vào trang phục của hình tượng, minh văn đặc thù, 
ten đá theo thời gian, thì tấm bia này có niên đại khoảng
 thế kỷ 11-14, hoặc trước đó.
Thông điệp ẩn chứa
Thiền phái và tâm ấn

教外別傳
Giáo ngoại biệt truyền
Truyền giáo pháp ngoài kinh điển
不立文字
Bất lập văn tự
không lập văn tự
直指人心
Trực chỉ nhân tâm
chỉ thẳng tâm người
見性成佛
Kiến tính thành Phật
thấy chân tính thành Phật

Hình tướng bên ngoài của nam nhân (dương, bên ngoài) 
bao gồm thế ngồi 
hành thiền, hướng thiền, trang phục, thế chân, thế tay 
Chứng tỏ phật tử hành 
thiền phật giáo nguyên thủy.
Thuận theo duyên khởi, thế ngồi khác với hành thiền của chư phật, 
 chư thánh,  chư tăng là kiết già. Nam nhân là một thiền sư có một 
trường phái khác biệt dành cho đệ tử phật giáo tục gia. Vị này là ai 
trong các vị thiền sư Việt Nam thế kỷ 10-15 tại Kinh Bắc ?
 Hình tướng bên ngoài của nữ nhân mô tả hành trạng bên
 trong cơ thể (âm, bên trong) của nam nhân khi hành thiền
Hai chân co duỗi của nữ nhân như nhịp hít vào và thở ra
Thể hiện trường độ, tốc độ của hơi thở đều đặn, vi tế, 
được điều khiển bằng ý, tương tự như việc co và duỗi 
hai chân. Nữ bụng tròn đầy là hít vào (âm), Nam nhân
 bụng thóp lại là thở ra (dương),  quán tưởng về mùi hương, về 
một không gian thuần khiết từ cây cỏ, hòa đồng cùng thiên nhiên,
 trở về thiên nhiên. Mồn cách mũi 1, 
chiều cao của huyệt mạch môn là 3 (nhịp thở 1-2-3, chu kỳ là 4)
Hạnh phúc gia đình và đạo vợ chồng
Đồng lực, đồng tâm, đồng chí, bình đẳng, hòa hợp, sức khỏe, 
trí tuệ, con cái, và của cải là những giá trị cốt lõi tạo dựng nên 
một gia đình hạnh phúc. Kích thước và vị trí của hai người chỉ ra người 
nam luôn ở phía trước trong
 mọi hoạt động, người nữ ở phía sau, người nam cần nhìn xa hơn và người nữ 
nên nghe nhiều hơn.
Kích thước của không gian bia chỉ ra một năm có 365 ngày, chia làm 12 tháng
 và mỗi tháng có 30 ngày, 2 ngày là của nghiệp, còn lại 28 ngày thì các ngày
 1,5,7. Tháng 1,5,7 là những ngày, tháng cần lưu ý.Nếu lấy 19/2 ta được 9,5 tức 
là 12 giờ trưa ngày mồng 10 là giới hạn. Như vậy ngày 2,4,6,8,9,10. là những
 ngày giờ cần lưu ý (6 hoặc 8 = 23-15) Khoảng thời gian của nữ là 17-44
Khoảng thời gian của nam là 19-47 Chênh lệch 2-3 
Con người
Leonardo da Vinci vẽ Người Vitruvius dựa trên quan điểm của ông về tỷ lệ lý tưởng của
 số đo cơ thể người và các khái niệm về hình học, kiến trúc trong tác phẩm De Architectura 
của kiến trúc sư La Mã Vitruvius. Phần ghi chép phía dưới bức vẽ
 (được thực hiện bằng kiểu chữ viết ngược)  đã mô tả lại các tỉ lệ này như sau:
(Kích thước) Bốn ngón tay bằng một lòng bàn tay, bốn lòng bàn tay bằng một 
bàn chân, sáu lòng bàn tay bằng một cẳng tay. Bốn cẳng tay bằng chiều dài 
một bước. Bốn cẳng tay tương ứng chiều cao một người, tức là hai mươi
 bốn lòng bàn tay, người ta dùng các số đo này trong xây dựng. Nếu một
 người dạng chân sao cho chiều cao giảm xuống 
một phần mười bốn và giang hai tay sao cho các ngón tay cao ngang 
đầu, thì người đó  sẽ nhận ra rằng tâm của cơ thể người là rốn, 
và rằng không gian tạo thành giữa hai chân là một tam giác đều. Độ dài hai cánh tay duỗi thẳng của một người chính bằng
 chiều cao của người đó. Khoảng cách từ chân tóc đến hết cằm bằng 
một phần mười chiều cao của người. Khoảng cách từ cằm đến đỉnh đầu là một phần tám. Khoảng 
cách từ ngực đến đỉnh đầu là một phần sáu. Khoảng cách từ ngực
 đến chân tóc là một phần bảy. Khoảng cách từ núm vú đến đỉnh đầu là một phần tư chiều cao của người. Độ 
rộng tối đa  giữa hai vai bằng một phần tư. Từ khuỷu tay đến đầu bàn tay là
 một phần năm. Từ khuỷu tay đến nách là một phần tám. Chiều dài bàn tay
 bằng một phần mười chiều cao người. Phần đầu cơ quan sinh dục nằm ở giữa. 
Độ dài bàn chân bằng một phần bảy chiều cao người. Từ lòng bàn chân đến đầu 
gối là một phần tư. Từ đầu gối đến cơ quan sinh dục là một phần tư. Khoảng cách
 từ cằm đến mũi, và từ chân tóc đến lông mày hoặc tai là bằng nhau và bằng một
 phần ba chiều dài mặt.




So sánh với nội dung mà Vitruvius đã viết trong tập 3.1.3 của De Architectura 
có thể thấy Leonardo da Vinci đã minh họa lại rõ ý tưởng của Vitruvius:
Vị trí tự nhiên của rốn là ở trung tâm của cơ thể người. Nếu một người hướng 
thẳng mặt về phía trước và duỗi chân, tay sao cho rốn vẫn là trung tâm, thì 
các đầu ngón tay và ngón chân sẽ nằm trên một hình tròn có tâm là rốn... 
Nếu đo khoảng cách từ chân đến đỉnh đầu, ta sẽ thấy nó bằng khoảng
 cách của hai cánh tay duỗi thẳng, vì vậy các đường
 thẳng này sẽ tạo thành một hình vuông bao lấy cơ thể người.

Nếu theo tỷ lệ trên của con người thì người đàn ông có chiều cao là 2x7+
(5x7/10)  = 175 Cân nặng 75-10 = 70kg, vòng ngực 175/2-10 = 87,25-10 = 
77,25 Và người đàn bà là 2x7+(6x7/10) - 2 = 162.0. Cân nặng 162-105= 57 kg, 
vòng ngực 162/2 = 81 (đi qua hai núm vú)
Tuổi của người đàn ông lớn hơn người đàn bà 2 tuổi.
Mô hình kiến trúc
Kích thước lý tưởng của một ngôi nhà là 2x5x8 móng 2x2.6x5.5
Kích thước lý tưởng của mái vòm là 36.5x7x28 và 50x16
Trang phục
Nam áo the, đội mũ vải có chùm phía sau, có đai giữa huyệt mạch môn, kiểu quan
 phục Nữ áo the, đội miện và vấn khăn rủ phía sau, bên trong mặc yếm
Kết luận
Tấm bia Phu Thê “Hậu Phật Tượng” là một báu vật độc nhất vô nhị, xứng tầm 
một báu vật quốc gia, nó hội tụ đầy đủ nhất quan điểm triết học về hạnh phúc gia
 đình, nó còn chỉ ra cho con người con đường để đạt được hạnh phúc.
Một trường phái thiền định chưa từng được biết với đầy đủ các thao tác và kỹ thuật 
thiền, dành cho mọi người mọi tầng lớp, ở mọi điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, 
đặc biệt hơn là nó còn mô tả được cả trang phục khi hành thiền, thế ngồi của nam, 
và nữ, hướng ngồi, giờ thực hành, điều mà đại chúng chưa từng được biết.
Tấm bia Phu Thê “Hậu Phật Tượng” chứa đựng một tàng kinh các, một kho trí tuệ 
Phật giáo, vượt qua không gian và thời gian, vượt qua mọi biến cố của thiên tai,
 của chiến tranh , vượt qua sự đổi thay của lịch sử tự tồn tại và hiện hữu tại nơi đây, 
một làng quê yên bình xứ Kinh Bắc.  
Mong muốn của cổ nhân thì nhiều, mà hiểu biết của bản thân thì mỏng, lên chỉ ngộ
 được một phần rất nhỏ ý của Thánh nhân, rất mong được mọi người hoan hỷ, chia sẻ, 
chỉ bảo thêm. 
Tác giả xin chân thành cảm ơn !
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT