Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Hà Nội và Em

Em đi thành phố, hồn ra phố
Bờ đê, ngõ vắng , giọt mưa rơi
Áo trắng Em, không còn trắng nữa
Sấm cuồng, chớp giật, gió tả tơi.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

CHÙA PHÚC LÂM

1. Hoành phi câu đối
Hoành phi:      

           
                                                              THIÊN NHÂN SƯ      
                                                               Thày người trời          
Câu đối:


BẢO QUANG TỪ TÔN HIỆN THÂN CỨU THẾ CỘNG CHỨNG TAM KỲ
(Bảo Quang từ tôn hiện thân cứu đời cộng chứng ba kỳ)
DI ĐÀ GIÁC PHỦ NGUYỆN LỰC ĐỘ SINH ĐỒNG ĐĂNG CỬU PHẨM
(Cha Đi Đà luôn trợ giúp chúng sinh đến cùng cõi Phật)

 
 
 
 
TẠO HẬU KỶ BIA

BÌNH AN PHỦ, GIA ĐỊNH HUYỆN, BÌNH NGÔ XÃ,               
PHÚC NGUYÊN THÔN, QUAN VIÊN HƯƠNG LÃO,            
THƯỢNG HẠ, ĐẲNG, VI TẠO PHÚC ẤM TÁC HẬU KỈ BIA.
CUNG VĂN
HỮU CÔNG ĐỨC Ư THẾ, BÁCH THẾ BẤT CẬN HỮU HƯƠNG HỎA DI, CHUNG KỲ, CHUNG VĨNH SẮC, HOẰNG GIẢ.
LÃO NƯƠNG NGUYỄN THỊ LÝ, HIỆU TỪ THÀNH ĐỨC, ĐÀM NIÊN PHÚ NHÀN, TRÚC DỮU BỒI NGỮ KỲ, THƯỢNG TẮC NIỆM CHỦY ' NAM VÔ NGỮ KỲ ' HẠ NGOẠT
CÔNG ĐỨC XUẤT TIỀN, NĂM MƯƠI QUÁN, HUỆ BẮC PHƯƠNG DÂN LẬP ĐIỀN TAM DƯ, CAO LƯU VI HƯƠNG HỎA.
SỞ HỮU HƯƠNG HỎA ĐIỀN KHAI: TRẦN VU HẬU
KẾ
NHẤT SỞ MÔN TƯ SỨ, NHẤT CAO NHỊ XÍCH LỤC THỐN,
NHẤT SỞ BÃI QUYẾT SỨ, LỤC XÍCH NHẤT THỐN
NHẤT SỞ BÃI TỰ NHẤT CAO THẤT XÍCH THẤT THỐN
BÁ THƯỢNG ĐẲNG ĐIỀN TAM SỞ NGƯỠNG
BẢN THÔN THƯỢNG HẠ ĐẲNG, THÂM ĐỨC DÃ HẬU CẢM, NHÂN DÃ THÂM CỐ LẬP DANH BIA, HẬU DIÊN NIÊN SỞ PHÚC THĂNG KỴ NHẬT.
ỨNG THIÊN THU HẬU TỰ, ĐẠI BẤT TUYỆT, SỨ HẬU NHÂN VĨNH GIÁM
NHƯỢC ĐẠO GIÁM CHƯ THỎA HOÀNH BỘI BIA NGUYỆN,
LONG THẦN GIÁM CHIẾU.
NHẤT CÔNG ĐỨC NHẤT SỞ ĐƯỜNG, ĐỐ SỨ TƯ, CÚNG DẠNG TAM BẢO
LÊ HOÀNG VĨNH HỰU VẠN CHỦY NIÊN,
TUẾ THỨ BÍNH THÌN LÝ ĐÔNG KHOẢN VI CÔNG HẬU TỰ BIA BẢN THÔN CỘNG KÝ
SINH TÒNG
NGUYẾN BÁ BAN
NGUYỄN BÁ DANH
LƯỢC DỊCH
Bình An phủ, Gia Bình Huyện, Bình ngô xã. Phúc Nguyên thôn
Chính quyền, các cụ, toàn thôn tạo phúc ấm cùng làm bia ghi nhớ
Có công đức lớn, để lại tiếng thơm cho trăm đời sau, chung Làng, chung Chùa
Bà nguyễn Thị Lý
Tên hiệu: Từ Thành Đức.
Là người phúc hậu, giầu sang, có tài viết ra ngôn ngữ kỳ lạ.
Tên thần: Ngữ Kỳ.
Hành lễ qùy niệm: Nam vô ngữ kỳ.
Thần Long ứng chiếu
Công đức năm mươi sâu tiền, mua ba thửa ruộng để thờ cúng mãi
Giao cho ông Trần Vu Hậu trồng cấy
Ruộng cửa môn
Ruộng bãi Quyết
Ruộng bãi Tự
Giao lại ba thửa ruộng cho thôn Phúc Nguyên
Nhân dân, từ trên xuống dưới nhớ ơn công đức to lớn của Bà đã khắc bia lưu lại mãi mãi ghi nhớ ngày bà mất
Để lại cho ngàn đời sau, ghi nhớ, nhìn nhận, tuyệt kỹ, công đức to lớn của Bà, đáp ứng mong muốn của Bà khi trước. Được Thần Long ứng chiếu
Công đức cúng dạng Tam Bảo chính là xây một ngôi nhà.

Triều đại : nhà Lê
Năm: Vĩnh Hựu
Khắc bia mùa đông năm bính thìn, cả làng nhất trí
Người khắc: Nguyễn Bá Ban
                    Nguyễn Bá Danh




Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

TIỀN CỔ VÀ ỨNG DỤNG


Việc sử dụng các đồng tiền cổ ứng dụng vào cầu cúng, phong thủy đã có từ cổ xưa, nhưng nó chỉ là phương tiện hỗ trợ, chứ không phải là yếu tố quyết định trong thành công. 
Các bạn hãy mua hàng của tôi, khi các bạn tin vào nó, thì mọi điều ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Trân trọng
TIỀN XIN ĐÀI
Xin đài là một thủ tục bắt buộc sau khi cầu cúng trước điện thờ. Mục đích là xem lời thỉnh cầu của mình đã đến được các đấng tối cao chưa
Có các trường hợp xảy ra như sau:
Qui định: Mặt có chữ là dương
                 Mặt không chữ là âm
nhất âm, nhất dương: Tốt
lưỡng âm: mắng
lưỡng dương: cười
sa 1 đài: chửi
sa 2 đài: đuổi
Được xin 3 lần, nếu sau 3 lần không được, hãy để hôm khác đến làm lễ tạ
Yêu cầu của tiền xin đài:
Có yếu tố vật chất quí (có hàm lượng vàng, bạc)
Có yếu tố tinh thần đặc biệt (là thân Đức Phật đúc thành tiền)
Loại tiền                
Việt Nam
KHẢI ĐỊNH
THÔNG BẢO
(1916-1925)

Trung Quốc
KHAI NGUYÊN THÔNG BẢO
(618-690)
 Nhật Bản
NGUYÊN PHONG THÔNG BẢO
(1603-1868)
  
TIỀN THỜ, TRẤN TRẠCH
Tùy theo cách làm của các Thầy Pháp, nhưng các loại tiền này thường người ta đặt ở ban thần tài, kèm theo các câu lệnh, nét phép, chiêu tài, trấn trạch...
Loại tiền:
                                    BỘ TIỀN NGŨ ĐẾ VIỆT NAM





1. Đại Hòa thông bảo                                         2. Hồng Đức thông bảo
Lê Nhân Tông (1442-1459)                                Lê Thánh Tông(1460-1497)
3. Cảnh Thống thông bảo                                    4. Đoan Khánh thông bảo
Lê Hiến Tông(1497-1504)                                  Lê Uy Mục(1505-1509)
                                        5. Hồng Thuận thông bảo
                                            Lê Tương Dực(1510-1516)


                                     BỘ TIỀN NGŨ ĐẾ TRUNG QUỐC






1. Thuận Trị Thông bảo(1643-1661)
2. Khang Hy thông bảo(1662-1722)
3. Ung Chính thông bảo(1722-1735)
4. Càn Long thông bảo(1736-1795)
5. Gia Khánh thông bảo(1796-1820)


TIỀN CẦU QUAN CHỨC, CẦU MAY
Cầu quan:          36 hoặc 72 đồng tiền Đại Quan Thông Bảo
Tiền Quan dụng, chữ trên đồng tiền là Ngự thư(Vua quan mới được dùng)
Cầu may, trừ tà: 36 hoặc 72 đồng tiền Khai Nguyên Thông Bảo
Đường Cao Tông lệnh phá tượng phật, chuông chùa để đúc tiền (thân Phật)
(Số đồng tiền tùy theo cách làm của thầy Pháp xong tối đa không quá 108 đồng)
KHAI NGUYÊN THÔNG BẢO 
Đường 618-690

ĐẠI QUAN THÔNG BẢO
                Tống Huy Tông 1100-1126