Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỦA MỘT BẢN TỰ

Bài viết của TMH


Mái chùa không biết tự bao giờ đã trở thành ngôi nhà chung che chở hồn dân tộc, đó chính là ngôi nhà tâm linh hướng dẫn con người biết nhân quả đạo lý, biết sống đạo đức, yêu thương gắn bó với quê hương đất nước. Nên, chùa là cái hồn dân tộc, thân thương gần gũi, hòa quyện trong lòng người dân như máu với thịt, như hơi thở, như bữa ăn hằng ngày.
Ngôi chùa sở dĩ trở thành một nét văn hóa đặc thù, trở thành ngôi nhà tâm linh thiêng liêng giữa cuộc đời bụi bặm khổ lụy này là do vị trụ trì. Nếu như ngôi chùa là linh hồn của dân tộc thì vị trụ trì là linh hồn ngôi chùa. Ngôi chùa có mang tính nhập thế và hưng thịnh hay không là do đạo hạnh và tài năng lãnh đạo của vị trụ trì,
        Phải nói rằng, vị trụ trì đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc thịnh suy của chánh pháp. Vị trụ trì là người thay mặt Giáo Hội lãnh đạo Tăng –Ni Phật tử tại trú xứ tu học. Nếu vị trụ trì là người đạo cao đức trọng, biết cách quản lý lãnh đạo ngôi chùa thì ngôi chùa đó sẽ hưng thịnh và có nhiều đóng góp thiết thực cho làng nước, xã hội. Ngược lại nếu vị trụ trì không hội đủ các tiêu chuẩn trên thì ngôi chùa chỉ khép kín và không đóng góp được gì nhiều cho cộng đồng xã hội và đạo pháp. Chúng ta biết rằng lãnh đạo ngôi chùa là một sứ mạng thiêng liêng của người làm trụ trì, phải gánh vác trên đôi vai trọng trách tiếp nối chư vị Tổ sư “truyền trì mạng mạch Phật pháp”. Gánh vác một trọng trách như vậy, người trụ trì không thể nào không trang bị cho mình một kiến thức đầy đủ về cách làm trụ trì.         
Một số khái niệm
Chùa
Chùa là một cơ sở tôn giáo nằm trong hệ thống tổ chức Giáo hội Phật giáo Vỉệt Nam, hoạt động theo hiến chương của Giáo hội. Hiến pháp, pháp luật của Nhà Nước. Quy định, Nội qui, phong tục, tập quán của địa phương.
Chùa là một quần thể kiến trúc, là Thánh đường thờ Phật, hoạt động và truyền bá Phật giáo, là địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của cư dân sở tại, phật tử, thập phương, do Tăng, Ni, trụ trì trực tiếp quản lý, đặt dưới sự quản lý điều hành của giáo hội
Theo quan điểm của đại học sĩ Mai Viên Đoàn Triển (1854- 1919) trong An Nam phong tục sách thì  “Tự dĩ Phụng phật, xã dân giai hữu chi. Hữu chung lâu, hữu cổ lâu, quy chế đa hữu hậu viện vi Tăng ni trụ trì sở. Sóc vọng hiến cung niệm Phật tụng kinh. ”
“Chùa để thờ Phật, xã dân nào cũng có. Có lầu chuông, có lầu trống, quy chế thờ tự, cúng tế nhiều hơn đình, miếu; có tăng ni và tháp mộ, có hậu viện làm nơi ở cho trụ trì và Tăng ni. Ngày rằm mùng một cúng cúng hoa quả và niệm Phật tụng kinh”
Tăng, Ni
Phật tử xuất gia , là thành viên của giáo hội phật giáo Việt Nam, nam gọi là Tăng, nữ gọi là Ni.
Trụ trì
Theo Từ điển Phật học, NXB Tôn Giáo do Ban biên dịch Đạo Uyển Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, Thích Nhuận Châu giải nghĩa từ "Trụ trì" hay "Trú trì" như sau: 
1: Duy trì, nắm giữ. Đặc biệt trong nghĩa "Hộ trì Phật pháp"
2: Nơi cư trú, sự lưu trú. Lập trường, quan điểm, cơ sở Phật tính
3: Đồng nghĩa với Gia trì
4: Thường an nhiên, thanh thản
5: Vị tăng đứng đầu tu viện, hộ trì và truyền bá Phật pháp
6: Trong câu "như hà trú trì" thì nó có nghĩa là "điều kiên (phương pháp)...như thế nào?
7: Lệ thuộc vào cơ sở, quy chế. Được định nghĩa là sự hệ thuộc vào đức Phật, người truyền năng lực của mình đến mọi chúng sinh cũng như hỗ trợ chúng
Còn theo Nội quy Ban Tăng sự Trung ương GHPGVN, thì trụ trì và bổ nhiệm trụ trì được ghi như sau:
ĐIỀU 41: Tại mỗi đơn vị cơ sở tự viện có tăng, ni cư trú, Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh bổ nhiệm trụ trì. Trụ trì là người thay mặt Giáo hội quản lý, điều hành các hoạt động của cơ sở tự viện theo đúng Hiến chương Giáo hội và pháp luật Nhà nước. Về mặt luật pháp, trụ trì chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt động phật sự tại cơ sở tự viện.
ĐIỀU 42: Cơ sở tự viện tại các địa phương do Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh và Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện quản lý theo quy định tại điều 16, 17, 18 chương V của Nội quy này.
Các hoạt động phật sự tại tự viện, trụ trì phải tuân thủ sự hướng dẫn của GHPGVN cấp tỉnh, cấp huyện và Pháp luật Nhà nước.
Chữ “trụ trì” mang ý nghĩa “ trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng”.
-      Thế nào là “ trụ pháp vương gia”? Câu này nhằm nhắc nhở hành giả với vấn đề giáo pháp đã cảm nhận nơi tự thân thể hiện, ngôn hạnh tương ưng, các pháp thế và xuất thế ứng dụng trong đời sống hàng ngày qua thân khẩu ý xuất phát từ “trí tuệ hành” nên tự tại các pháp  và có thể an nhiên với vấn đề ưu bi khổ não. Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân được xuất phát từ Như Lai tâm, ứng dụng từ Như Lai hạnh nên được gọi là “ trụ pháp vương gia”. 
-          Thế nào là “trì Như Lai tạng”? Như ta đã biết với việc làm tâm và hạnh xuất phát từ bản thể Như Lai, mà thể Như Lai là không từ đâu đến không đi về đâu, chính là bản thể chơn như thường trú, ta và Phật giống nhau thường tồn bất diệt. “Trì Như Lai tạng” là giữ gìn cái chân tánh Như Lai sẵn có nơi mình là nói về thể, còn về ứng dụng thì “trì Như Lai tạng” mang ý nghĩa giữ gìn và truyền bá ba tạng kinh – luật - luận của Như Lai. 
Kế hoạch
Kế hoạch có thể là các chương trình hành động hoặc bất kỳ danh sách, sơ đồ, bảng biểu được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, chia thành các giai đoạn, các bước thời gian thực hiện, có phân bổ nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp, sự chuẩn bị, triển khai thực hiện nhằm đạt được một mục tiêu, chỉ tiêu đã được đề ra. Thông thường kế hoạch được hiểu như là một khoảng thời gian cho những dự định sẽ hành động và thông qua đó ta hy vọng sẽ đạt được mục tiêu. Nói đến kế hoạch là nói đến những người vạch ra mà không làm nhưng họ góp phần vào kết quả đạt được như bản kế hoạch đề ra.
Kế hoạch có thể được thực hiện một cách chính thức hoặc không chính thức, bằng văn bản, văn kiện hoặc bất thành văn, công khai minh bạch hoặc bí mật (đối với các kế hoạch tác chiến, tình báo, chính trị, đối ngoại hay tội phạm, gây án, hãm hại, trả thù hoặc một phần trong kế hoạch kinh doanh, làm ăn, tài chính…). Kế hoạch chính thức được phổ biến và áp dụng cho nhiều người, có nhiều khả năng xảy ra trong các dự án ví dụ như ngoại giao, công tác, phát triển kinh tế, các kế hoạch về thể thao, trò chơi, hoặc trong việc tiến hành kinh doanh khác
Kế hoạch hoạt động của một ngôi chùa bao gồm
1.     Kế hoạch tổ chức, nhân sự, tu học
2.     Kế hoạch duy tu, phát triển cơ sở vật chất
3.     Kế hoạch hoằng pháp, hành pháp năm 2014
Căn cứ xây dựng kế hoạch
1.     Kế hoạch hoạt động của các năm trước
2.     Năng lực bản tự
3.     Bản vẽ, mặt bằng tổng thể, hợp đồng tu tạo, xây dựng.
4.     Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội địa phương
5.     Hoạt động chung của các chùa có ảnh hưởng xung quanh, trong huyện, trong tỉnh
6.     Kế hoạch hoạt động của giáo hội cấp huyện, tỉnh, trung ương
7.     Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương
8.     Tình hình, tín đồ, phật tử của bản tự
9.     Các dự báo về chỉ số phát triển của địa phương
Kế hoạch hoạt động của chùa Xuân Quan năm 2015
Thuận Thành là một huyện  phía nam tỉnh Bắc Ninh, tiếp giáp với Hà Nội, Hải Dương  Hưng Yên. Huyện lỵ  thị trấn Hồ. Thuận Thành là một trong những vùng đất cổ của người Việt, quê hương của những huyền thoại – lịch sử. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, mảnh đất và con người Luy Lâu, Siêu Loại, Thuận Thành đã tạo dựng nên những giá trị văn hóa giàu tính nhân văn và đậm đà bản sắc Kinh Bắc.
Địa lý
Thuận Thành nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 25 km về phía tây nam, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh khoảng hơn 10 km, phía bắc giáp với huyện Tiên Du và huyện Quế Võ được ngăn cách bởi sông Đuống, phía đông giáp huyện Gia Bình và huyện Lương Tài, phía nam giáp với tỉnh Hải Dương.
Diện tích tự nhiên là 116 km², dân số là 136.000 người (năm 2004). Thuận Thành là đơn vị hành chính cấp huyện rộng thứ hai và đông dân thứ hai ở Bắc Ninh.
Hành chính
Thuận Thành có 18 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, bao gồm:
·                    Thị trấn Hồ - huyện lỵ
Lịch sử
Huyện Thuận Thành là một vùng đất cổ, là một trong những cái nôi của dân tộc Việt có cách đây khoảng 3.500 năm. Năm 187-226, chùa Dâu được xây dựng. Năm 580, thiền sư Ấn Độ Tì-ni-đa-lưu-chi đến tu ở chùa Dâu và truyền bá Thiền tông, khai sáng phái Thiền Tì-ni-đa-lưu-chi. Thời Bắc thuộc: quận trị của quận Giao Chỉ đặt tại thành Luy Lâu, nay thuộc Thuận Thành. Năm 966: Lý Khuê giữ Siêu Loại (nay ở Thuận Thành) làm một trong 12 sứ quân. Đời vua Trần Thánh Tông: chùa Bút Tháp được xây dựng.
Đầu thế kỷ 19, thời nhà Nguyễn, huyện Thuận Thành ngày nay là những phần đất thuộc các tổng Đình Tổ, Liễu Lâm, Thượng Mão, Lạc Thổ, Mỹ Tự,... của huyện Siêu Loại và tổng Cổ Biện của huyện Gia Lâm thuộc phủ Thuận An, xứ Kinh Bắc (sau là tỉnh Bắc Ninh). Một số xã ngày nay tương đương với các xã thời nhà Nguyễn, như sau: Đại Đồng (Đại Đồng Thành), Đình Tổ tổng Đình Tổ; Đại Tự (Thanh Khương), Công Hà (Trí Quả), Mãn Xá (Hà Mãn) tổng Mỹ Tự; Mão Điền(quê hương đất học) tổng Thượng Mão; Liễu Lâm, Liễu Khê (Song Liễu) tổng Liễu Lâm; Doãn Xá (Xuân Lâm) tổng Cổ Biện; Lạc Thổ (thị trấn Hồ, Song Hồ).
Năm 1961, các xã Đức Thắng (Dương Xá), Chiến Thắng (Dương Quang) của huyện Thuận Thành cùng với huyện Gia Lâm và một số xã của các huyện Từ Sơn, Tiên Du (đều thuộc tỉnh Bắc Ninh) được sáp nhập về Hà Nội.
Năm 1966, Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Quyết định số 34-NV về việc hợp nhất một số xã của huyện Thuận Thành. Theo đó, 2 xã Bắc Hồ và Tú Hồ được hợp nhất thành 1 xã, lấy tên là xã Song Hồ; hợp nhất 2 xã Gia Định và Đông Côi thành 1 xã lấy tên là xã Gia Đông; hợp nhất 2 xã Hoài Đức và Thượng Mão, lấy tên là xã Hoài Thượng; hợp nhất 2 xã Quyết Định và Thuận Đức, lấy tên là xã Ninh Xá.
Năm 1970, xã Hạnh Phúc đổi tên là xã Thanh Khương.
Năm 1980, chuyển xã An Bình (gồm 4 làng) của huyện Gia Lương về huyện Thuận Thành quản lý.
Năm 1997, thành lập thị trấn Hồ - thị trấn huyện lị của huyện Thuận Thành trên cơ sở 261,45 ha diện tích tự nhiên và 4.988 nhân khẩu của xã Song Hồ; 223,36 ha diện tích tự nhiên và 3.009 nhân khẩu của xã Gia Đông.
Kinh tế
Tổng giá trị sản xuất năm 2012 của huyện ước đạt 1.200,86 tỷ đồng, tăng 11,8% so năm 2011; giá trị công nghiệp, xây dựng là hơn 510 tỷ đồng. Năm 2013, huyện tập trung phấn đấu đạt giá trị tăng thêm đạt 1.350 tỷ đồng; sản lượng lương thực có hạt đạt 72.000 tấn, tạo việc làm cho 3.000 lao động.Sáu tháng đầu năm 2012, thu ngân sách toàn huyện Thuận Thành ước đạt 51,483 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng sản phẩm xã hội trong huyện tăng so với cùng kỳ năm 2012, trong đó: Giá trị nông nghiệp đạt 200,745 tỷ, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt 338,5 tỷ, tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 18,9% so với cùng kỳ năm trước; sản xuất nông nghiệp giữ ổn định.Thu ngân sách nhà nước đạt 70,805 tỷ đồng, tăng 21,204 tỷ đồng so với 6 tháng đầu năm 2013, đạt 53% so với dự toán.
Năm 2008, chợ trung tâm huyện Thuận Thành được công ty cổ phần đầu tư xây dựng Bình Hưng tiến hành khởi công trên diện tích 1,4 ha với 200 ki ốt cùng một hệ thống chiếu sáng, điện nước, hệ thống camera an ninh. Hiện nay Thuận Thành đã quy hoạch các KCN và ĐTM:
·                                KCN Thuận Thành 3 (440 ha)
·                                KCN Thuận Thành 2 (250 ha)
·                                KCN Thuận Thành 1 đang quy hoạch
·                                Cụm công nghiệp Thanh khương diện tích 11,38 ha
·                                Cụm công nghiệp Xuân Lâm diện tích 49,48 ha
·                                Cụm công nghiệp Hà Mãn-Trí Quả diện tích 87,93 ha

Văn hóa

Tranh Đông Hồ là di vản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Nhưng ngày càng mai một, ngày nay làng Đông Hồ nổi tiếng về làm hàng mã.
Làng Đồng Ngư có môn múa rối nước từ thế kỷ 11 là một trong 14 phường rối nước dân gian của cả nước hiện còn hoạt động với nhiều hình thức, tiết mục đặc sắc, phong phú.
Làng Trà Lâm (xã Trí Quả) là địa phương có nhiều gia đình chuyên làm đậu phụ, Trà Lâm là nơi cung cấp đậu phụ cho Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang. toàn thôn có khoàng trên 500 hộ gia đình làm đậu (Nguyễn Thừa Quang)
Làng Nghi Khúc (hay còn gọi là Bưởi Quốc - xã An Bình) cũng là một làng nghề làm đậu phụ rất lớn. Đậu Nghi Khúc đã xuất hiện ở Đức, Séc, Lào...
Nghệ thuật hát trống quân ở Bùi Xá, xã Ninh Xá đã gần như bị mai một nhưng gần đây đã được phát triển trở lại.

Giáo dục

Năm học 2012-2013, tỷ lệ trẻ bán trú khối Mầm non đã tăng 4% so với năm học trước, chiếm 82%; cơ bản các lớp nhà trẻ, Mẫu giáo của huyện đã triển khai thực hiện chương trình giáo dục Mầm non mới. Khối Tiểu học và THCS, huyện coi trọng xây dựng các mô hình điểm và đại trà trường học thân thiện, học sinh tích cực, tạo thành phong trào thi đua dạy tốt, học tốt sâu rộng tại tất cả các cơ sở giáo dục.
Tại kỳ thi Quốc gia (giải Toán và Tiếng Anh qua Interrnet), khối Tiểu học vinh dự giành 1 HCV, 2 HCB, 3 HCĐ và 2 Bằng danh dự; khối THCS (giải Toán và Tiếng Anh qua Internet, giải Toán trên máy tính cầm tay) vinh dự giành 1 HCB, 3 HCĐ, giải Khuyến khích và 3 Bằng danh dự
·                    Trường Đại học Kỹ thuật - Hậu cần Công an Nhân dân (T36) - Bộ Công an có đóng tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành.
·                    Trường Trung cấp nghề kinh tế kỹ thuật và thủ công mỹ nghệ truyền thống Thuận Thành 
·                    Cao đẳng Công nghiệp - Dệt may thời trang Hà Nội Cơ sở 2 (xã Xuân Lâm, huyện Thuận Thành)
·                    Trung cấp nghề Thuận Thành
·                    Trường THPT Thuận Thành số I là trường nổi tiếng nhất huyện Thuận Thành và là trường dẫn đầu khối thpt không chuyên của tỉnh Bắc Ninh.
·                    Trường THPT Thuận Thành số 2
·                    Trường THPT Thuận Thành số 3
·                    Trường THPT Kinh Bắc
·                    Trường THPT Thiên Đức
·                    Trường THCS Nguyễn Thị Định là chi hội hữu nghị Việt Nam - Cuba
·                    Trung tâm GDTX huyện Thuận Thành
Lễ hội
·                    Hội thi mã Đông Hồ mùng 6-7 tháng Giêng âm lịch.
·                    Hội thi nấu cơm làng Tư Thế mùng 9 tháng Giêng âm lịch.
·                    Hội Đình Phú Lộc mùng 4 tháng 2 âm lịch. Làng Bưởi Quốc (Nghi Khúc).
·                    Hội Làng Đông Côi mùng 6 tháng 2 âm lịch. Làng Cả Đông Côi (T.T NGUYỄN TẤT ĐỨC)
·                    Hội dình làng Đông Mão Điên mùng 7 tháng 2 âm lịch
·                    Hội dình làng Đại Mão mùng 10 tháng 2 âm lịch
·                    Hội đình làng Đa Tiện (thuộc xã Xuân Lâm) mùng 10 tháng 3 âm lịch
·                    Hội chùa Bút Tháp (thuộc xã Đình Tổ) ngày 24 tháng Ba âm lịch.
·                    Hội chùa Linh Ứng mùng 7 tháng Tư âm lịch.
·                    Hội chùa Dâu mùng 8 tháng Tư âm lịch.
Di tích lịch sử
·                    Lăng Kinh Dương Vương - Thuộc thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành
·                    Chùa Dâu thuộc xã Thanh Khương
·                    Chùa Bút Tháp thuộc xã Đình Tổ
·                    Đền thờ Sỹ Nhiếp ở Gia Đông
·                    Đình làng Đoài Mão Điền
·                    Đình làng Đông Mão Điền
·                    Chùa Khánh Lâm xã Mão Điền
·                    Đền và lăng Kinh Dương Vương xã Đại Đồng Thành
·                    Đền Bình Ngô xã An Bình
·                    Thành cổ Luy Lâu thuộc xã Thanh Khương
·                    Chùa Xuân Quan thuộc xã Trí Quả
·                    Đình Đông Cốc thuộc xã Hà Mãn
·                    Chùa Tổ (Mẫu Tứ Pháp) thuộc xã Hà Mãn
·                    Chùa Phương Quan
·                    Đền thờ Nguyễn Gia Thiều (Liễu Ngạn - Ngũ Thái - Thuận Thành)
·                    Nghè làng Đại Tự xã Thanh Khương
·                    Đình làng Tú Tháp (xã Song Hồ)
·                    Nhà thờ dòng họ Lê Doãn thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng
Xã hội
Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh là nơi chăm sóc các thương binh loại 1, có tỷ lệ thương tật từ 80% trở lên. Hiện nay, trung tâm đang chăm sóc 110 thương binh nặng hiện điều dưỡng, trong đó có 107 thương binh ngồi xe lăn do bị thương ở cột sống, 3 thương binh bị cụt cả 2 tay và có 49 cựu chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam.
Thực trạng chùa Xuân Quan
Chùa Xuân Quan có tên là chùa Huệ Trạch, cổ xưa là chùa Thiền Chúng, được Vương thất nhà Trần đổi tên là Huệ Trạch khoảng năm 1287
Tọa lạc trên một diện tích 4000 m2 thuộc thôn Xuân Quan, xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, cạch tỉnh lộ 182. Phía bắc có chùa Đại Trạch (Hương Thủy tự), Phía nam có chủa tổ (Nghiêm Phúc Tự), phía đông có chùa Phương Quan (Trí Quả tự), Phía tây có chùa Bút Tháp (Ninh Phúc tự). Bên cạnh cấm thành Luy Lâu, Trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế 1000 năm từ TK2 TCN đến TK10 SCN. Trung tâm phật giáo đầu tiên của khu vực đông nam á.
Nơi đây, mật độ di tích đậm đặc, lễ hội truyền thống kéo dài từ tháng giêng đến hết 9 tháng 4 âm lịch (hội gióng), cúng giỗ, cưới gả, tang lễ, hiếu hỷ… diễn ra quanh năm.
Là ngôi chùa cổ, linh địa mà Tùy Hoàng Đế đặt xá lị, di tích lịch sử cấp quốc gia, lại là cửa ngõ đến chùa Bút Tháp, đến Lăng Kinh Dương Vương. Phật chủ là nhân vật có thật tu mật tông, đắc đạo thành Phật và hóa thân trong 4 năm. Quẻ thẻ ở đây được truyền lại từ cổ tích, khác biệt, linh ứng.
Nhân dân sở tại có truyền thống văn hóa, hiếu học, sùng Phật, số phật tử, cư sỹ từ 18 tuổi đến 83 tuổi khoảng gần 1000, Một số công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, các tổ chức xã hội hàng năm phát tâm thành kính lễ bái, công đức hiến cúng mỗi năm khoảng từ 200 đến 300 triệu đồng.
Mọi hoạt động của nhà chùa do Trụ trì, sư Bác, ông từ, ban hương lễ và các phật tử và nhân dân cùng chung lòng, chung sức ghánh vác.
Nội dung kế hoạch
Kế hoạch tu học
TT
Đối tượng
         Nội dung
Địa điểm
Bắt đầu
Kết thúc
Kết quả
Chi phí
(*1000)
Kinh phí
Điều
Chỉnh
1
Trụ trì
- Kinh nhật tụng
- Kinh dược sư
- Kinh Pháp Hoa
- Kinh thủ lăng nghiêm
- Kinh địa tạng
- Khoa cúng
- Mật tông (Sơ khởi)
Bản tự
Sáng
Trưa
Tối



Cùng
Ngày



2016


Nhà chùa

2
Sư Bác
Đại học
HVPG
2014
2018
Giỏi
20.000
Tự túc
3
Cụ từ
Chấp tác
Bản tự




Nhà chùa
4
Ban hương lễ
- Tế
- Dâng hương
Bản tự
7/4
15/4


Nhà chùa
5
Phật tử
Tụng kinh địa tạng
Bản tự
19 g
21g


Nhà chùa

Kế hoạch duy tu, phát triển cơ sở vật chất
TT
Hạng mục
Công việc
Dự toán
Thời gian
Nguồn
Điều
Chỉnh
Vật liệu
Nhân công
Bắt
đầu
Kết Thúc
Vật liệu
Khối
Lượng
Đơn giá
(*1000)
Tiền
Khối
Lượng
Đơn giá
(*1000)
Tiền
Tông
1

Đường đi
Làm mới
Sắt 8
1000 kg










Bê tông
100 m3






Gạch
10000 viên






Xi măng







cát







Tổng







2
Cống thoát nước
Làm mới
Cống









Bê tông







Gạch







Xi măng







Tổng







3
Nhà khách
Làm mới
Cát









Gỗ







Cửa







Bê tông







Gạch







Xi







Cát







Tổng







4
Hệ thống điện
Sửa chữa
Dây điện









Ap to mat







Bảng điện







Bóng điện







Tổng







5
Hệ thống nước
Sửa chữa
Giếng khoan









Nước sạch







Bể chứa







ống nước







Vòi xả







Tổng








Kế hoạch hoằng pháp hành pháp 2014
Thời gian
ngày
Công việc

Chuẩn bị
Phật tử

Khách
Chi phí
(*1000)
Chi khác


Nguồn
Điều chỉnh
Tết âm lịch
Lễ vật
Ban thờ
Sớ mã thẻ
Mặt bằng
Cơm nước
30

lễ tất niên rút quẻ

Hương
Hoa
Quả
Nước
Nến
Rượu bia bánh
13





Rạp ngoài sân

100






100
100.000
- Khách
- Đền ơn đáp nghĩa
- Đối ngoại
- Hiếu, hỷ


chùa, phật tử
Số lượng sớ, quẻ thẻ, mã có thể điều chỉnh tùy theo lượng phật tử
Các công việc phát sinh, cúng 49 ngày, đền ơn đáp nghĩa
-            
1
Giao thừa
lễ đầu năm
rút quẻ
400
2

lễ đầu năm
rút quẻ
400
3
lễ đầu năm
lễ quy y
rút quẻ

300


Tháng 1

10-15
- Dâng sao
- Rút quẻ
- Cầu may





200

13.000
30






100
Tháng 2
(30)1-15






100

13.000
Tháng 3
(30)1-15






100

13.000
3/3

Giỗ trận





300

10/3

Giỗ tổ





400

Tháng 4
(30)1-15






50

26.000
7
Hạ tòa





100

8
Hội Dâu





100

9
Hội Gióng





100

10
Dâng hương





100

11
Dâng hương





100

12
Tế





100

13
Dâng hương



60 mâm

400

70.000
14
Hội làng





100


15
Hoàn cung





100

Tháng 5
(30)1-15






100

13.000
5
Tết đoan ngọ





200

5.000
Tháng 6
(30)1-15






100

13.000
Tháng 7
1-30






100

26.000

14-15
Cúng vong





200

Tháng 8
1-30






100

26.000

14-15
Cúng tết nguyên tiêu





200

Tháng 9
(30)1-15






100

13.000
Tháng 10
(30)1-15






100

13.000

10
Cơm mới





100

Tháng 11
(30)1-15






100

13.000
Tháng 12
1-15






100

26.000
22-23
Tết ông Táo





300

29-30
Tất niên





100

Tổng



        Kế hoạch hoạt động của một ngôi chùa có một vai trò quan trọng trong thế kỷ 21, thế giới phẳng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế thị trường, toàn cầu. nhận thức của con người không ngừng nâng cao, nhu cầu vật chất, nhu cầu hưởng thụ cũng vậy mà tăng lên, trong quá trình phát triển, bao giờ cũng nảy sinh mâu thuẫn, bất công, sự phân hóa xã hội sâu sắc, quan hệ giữa người và người không theo kịp sự thay đổi của tư liệu sản xuất, xung đột cá nhân, xung đột khu vực, tài nguyên cạn kiệt, môi trường bị phá hủy, mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo.. khiến con người có nhu cầu tâm linh nhiều hơn, mà đạo Phật đem lại cho họ cảm giácc được che trở, được an toàn.
Xây dựng một kế hoạch chi tiết, cụ thể giúp cho nhà Chùa chủ động trong hành Pháp, từng bước dẫn dắt phật tử tu học và phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của cư dân, tạo ảnh hưởng,tạo lòng tin, đó là cơ sở, là nguồn gốc của thành công
Mở mang tự viện, nâng cao uy đức, tận tình phục vụ, sẽ đem lại sự giác ngộ cho chính Tu sỹ và đem lại an lạc cho dân chúng xung quanh.
Không ngừng học hỏi, đạo học, thế học, để theo kịp với sự đổi mới không ngừng của xã hội. là cần thiết, đối với mỗi Tu sỹ, bản kế hoạch càng chi tiết và cụ thể  bao nhiêu thì quá trình thực hiện, kiểm tra, điều chỉnh sẽ đạt kết quả và hiệu suất cao bấy nhiêu.
Trên thực tế, việc lập kế hoạch còn cần có dự báo căn cứ vào kế hoạch hoạt động của các năm trước để dự báo sự gia tăng hoạt động của năm sau, đi kèm với sự gia tăng của chi phí, chúng ta có thể định lượng được mọi hoạt động, để có hiệu quả như mong muốn
Đức Phật vạch ra một bản kế hoạch cho nhân loại thực hiện sau hàng triệu năm. Hãy lập một bản kế hoạch hoàn hảo cho hoạt động của bản tự trong một năm, đó chính là Phật Quả mà chúng ta thành tựu được trên con đường tu học. Đó chính là “chính tinh tiến”.
Nam Mô A Di Đà Phật.