Thứ Hai, 23 tháng 12, 2013

Vòng xoáy cuộc đời

Vòng xoáy cuộc đời, định mệnh đưa hai con người xa lạ gặp nhau, rồi cũng định mệnh chia tách họ, triết học ư, triết lý cuộc đời ư, sao rạch ròi quá vậy, thế nào là vật chất, thế nào là ý thức, tiền có thể làm cho một hòn cuội có cảm xúc không, hay không có tiền thì con người trở thành hòn cuội, chỉ có chị Hằng và chú cuội cổ tích mới trả lời được câu hỏi này.

Thứ Tư, 11 tháng 12, 2013

NỘI QUY ĐỀN BÌNH NGÔ


NƯỚC BIỂN MÊNH MÔNG KHÔNG ĐONG ĐẦY TÌNH MẸ
MÂY TRỜI LỒNG LỘNG KHÔNG PHỦ KÍN CÔNG CHA
" THẦN HIỆU BIA KÝ" TẠI ĐỀN BÌNH NGÔ CÓ GHI
",,NGŨ THẬP TỬ TÒNG MẪU QUI SƠN,
DUY KỲ HÙNG TRƯỞNG TỰ QUÂN LẬP THẾ XƯNG HÙNG VƯƠNG.
NGŨ THẬP TỬ TÒNG PHỤ QUI THỦY,
TRUNG THẦN NÃI LẠC LONG QUÂN TAM TỬ, TÒNG NGÔ LONG ĐỘNG XUẤT LAI DÂN, XÃ, CỔ HIỆU LONG NGÔ ĐỘNG, HẬU THỦY CẢI BÌNH NGÔ XÃ,,"
PHỤNG SỰ LINH ĐƯỜNG THỜ TAM BẬC THỦY TỔ VƯƠNG, CÙNG TAM BẬC THỦY TỔ MẪU LÀ BẢN SẮC VĂN HÓA QUÝ BÁU CỦA DÂN TỘC, ĐỂ GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VÔ GIÁ CỦA DI SẢN,  ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, BAN QUẢN LÝ NHÀ ĐỀN BÌNH NGÔ ĐỀ NGHỊ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN NGHIÊM CHỈNH CHẤP HÀNH CÁC QUY ĐỊNH SAU
THỨ NHẤT
v      PHỤNG SỰ THƯỜNG XUYÊN, ĐỊNH KỲ THEO NGHI THỨC TRUYỀN THỐNG ĐÃ CÓ
- PHỤNG SỰ THƯỜNG XUYÊN: ĐÈN, HƯƠNG, HOA QUẢ, SẢN VẬT..
- PHỤNG SỰ ĐỊNH KỲ: TẾ THÁNH NGÀY 01 VÀ 15 ÂM LỊCH, DÂNG HƯƠNG, HÁT VĂN HẦU THÁNH VÀO CÁC NGÀY LỄ TRỌNG
- TRỰC PHỤNG SỰ CẢ  NGÀY ĐÊM
v      TRANG PHỤC
- CỤ ÔNG: ÁO DÀI KHĂN XẾP
- CỤ BÀ: ÁO DÀI KHĂN VẤN
- QUÝ KHÁCH XA GẦN TRANG PHỤC  VĂN HÓA, VĂN MINH
THỨ HAI
v      TÁC PHONG
- KHÔNG TÙY TIỆN NHẮC TÊN HÚY CHƯ THẦN,
- KHÔNG ĐƠM ĐẶT, THÓA MẠ, THỊ PHI,
- ĐOÀN KẾT, NHÂN ÁI.
- GIỮ GÌN VỆ SINH CÁ NHÂN, VỆ SINH NHÀ ĐỀN, KHÔNG XÂM PHẠM HIỆN VẬT
- ĐI NHẸ, NÓI KHẼ, ĐỐI ĐÃI LỊCH SỰ, THÂN THIỆN, CHÂN THÀNH.
- TÙY DUYÊN, THỤ LỘC
THỨ BA
v      HÀNH LỄ
-  HÀNH LỄ THEO CHỈ DẪN CỦA NHÀ ĐỀN
-  DÂNG LỄ TẠI CUNG VƯƠNG, CUNG THÁNH MẪU
- THỦ NHANG TUYÊN ĐỌC SỚ TẤU
-  TĨNH LẶNG, TÂM TƯỞNG, CẦU NGUYỆN,
-  CÁC CÁ NHÂN CÓ ĐẠI TANG KHÔNG ĐƯỢC VÀO CẤM CUNG
THỨ TƯ
v      TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
- TÙY HỶ CÔNG ĐỨC, TÙY SỨC GÓP CÔNG, TÙY LÒNG GÓP CỦA
-  NHÀ ĐỀN GHI SỔ CÔNG ĐỨC, CHƯ THÁNH PHÙ TRÌ PHỔ ĐỘ
THỨ NĂM
v      TỔ CHỨC SỰ KIỆN
- CÁC SỰ KIỆN DO NHÀ ĐỀN TỔ CHỨC, SAU KHI CÓ SỰ NHẤT TRÍ CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÁC NHÀ HẢO TÂM TÀI TRỢ
-  ĐẢM BẢO TÍNH VĂN HÓA, AN TOÀN, ANH NINH, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG TINH THẦN CHO NHÂN DÂN ĐỊA PHƯƠNG.
THỮ SÁU
v      NGHIÊM CẤM
NGHIÊM CẤM CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
- MANG THEO VẬT DỤNG CẤM
- GÂY RỐI TRẬT TỰ

- TRỘM CẮP, LUYẾN ÁI.

Thứ Năm, 7 tháng 11, 2013

Quy chế hoạt động ban quản lý di tích đền Bình ngô

UBND HUYỆN THUẬN THÀNH
       BQLDT  XÃ AN BÌNH
               QC/01-QLDT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                 Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc
An Bình, Ngày 10 Tháng 10 .Năm 2013
QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG
BAN QUẢN LÝ DI TÍCH XÃ AN BÌNH
            - Căn cứ Luật di sản văn hóa và pháp lệnh bảo tồn di tích lịch sử -văn hóa của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/06/2001.
        - Căn cứ  quyết định số: 123/2013/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về qui chế tổ chức và hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
         - Căn cứ  quyết định Số: 143/2008/QÐ-UBND ngày 06 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Bắc Ninh Về việc ban hành “Quy chế quản lý và sử dụng di tích Lịch sử - Văn hoá tỉnh Bắc Ninh”.
         - Căn cứ quyết định thành lập và chương trình hành động của BQLDT xã An Bình, của UBND xã An Bình  nhằm thực hiện quyết định số 88/1998- Quyết định UBND ngày 27/10/1998 của UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt dự án trùng tu, bảo tồn các điểm di tích lịch sử văn hóa của địa phương.
          - Căn cứ vào 6 điều qui ước trong bản ”Ước thúc văn” còn lưu giữ tại đền Bình Ngô. Thường trực BQLDT xã An Bình sau khi lấy ý kiến của nhân dân , đã thống nhất  nội dung quy chế hoạt động của BQLDT như sau
Chương I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định các hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản vật thể bao gồm di tích Đình, Đền, Chùa, nhà thờ họ, nghề truyền thống. Di sản phi vật thể bao gồm nghi thức tế lễ, dâng hương, các làn điệu, dân ca dân  gian đã được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh hoặc di sản, di tích thuộc danh mục kiểm kê đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Ban quản lý di tích, các ban quản lý nhà Đình, Đền, Chùa xã An Bình , Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
Điều 3. Mục đích công tác quản lý di tích
1. Bảo vệ các di tích trên địa bàn xã An Bình trước những tác động xấu của môi trường thiên nhiên và môi trường xã hội nhằm phòng ngừa và hạn chế những nguy cơ làm hư hỏng; giữ gìn, bảo tồn yếu tố gốc vốn có của di tích ở địa phương;
2. Phát huy giá trị của các di tích nhằm giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc; đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; khai thác, phát triển du lịch, dịch vụ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;
3. Góp phần "xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (Khoá VIII) của Đảng.
Chương 2. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ DI TÍCH  XÃ AN BÌNH
Điều 4. Cơ cấu tổ chức
Ban quản lý di tích do UBND xã An Bình quyết định thành lập theo quy định của pháp luật. Có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh luật di sản văn hóa và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan quản lý cấp trên.
Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Lãnh đạo xã việc bổ nhiệm, phân công, điều động, luân chuyển, bãi nhiệm  nhân sự BQLDT, BQL nhà Đình, Đền, Chùa theo đúng năng lực, trình độ chuyên môn, mức độ xã hội hóa.
2. Kiểm tra, hướng dẫn và tổ chức hoạt động cho các Ban quản lý nhà  Đình, Đền, Chùa và các tổ bảo vệ di tích.
3. Tham mưu Lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã trình lãnh đạo cấp trên phê duyệt dự án bảo quản, tu bổ và phục hồi di tích trong xã.
4. Tổ chức quản lý, sử dụng, khai thác phát huy tác dụng các di tích lịch sử - văn hóa, thông qua các hình thức trưng bày, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet...
5. Phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động lễ hội, phát triển dịch vụ du lịch, hướng dẫn tham quan, về nguồn,  phục vụ công tác giáo dục truyền thống , lịch sử dân tộc.
6. Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn di tích  nhằm huy động tối đa các nguồn lực trong xã hội và nhân dân tham gia xây dựng, bảo vệ di tích;
 7. Bảo vệ, gìn giữ toàn bộ di tích (cảnh quan, môi trường, đất đai, kiến trúc, điêu khắc, hiện vật…).
8. Chịu trách nhiệm trực tiếp khi để di tích bị xâm phạm, hủy hoại như (xâm lấn đất đai, mất mát thất lạc hiện vật của di tích, làm giả tài liệu, hiện vật..).
9. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm phạm, hủy hoại đến di tích.
10. Thông báo kịp thời cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa khi di tích có nguy cơ bị xâm phạm, hủy hoại, lấn chiếm, mất mát tài liệu, hiện vật.
11. Tạo điều kiện thuận lợi cho mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài đến tham quan, nghiêm cứu, du lịch, tham gia các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội hợp pháp tại di tích.
12. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong tổ chức hoạt động; quản lý nhân sự; chế độ báo cáo; kinh phí, tài sản …;
 13. Thực hiện những nhiệm vụ khác do Lãnh đạo UBND xã giao.
14. Được hưởng một phần kinh phí trông nom bảo vệ di tích do địa phương quy định.
Điều 6. Đào tạo, bồi dưỡng
1. Đội ngũ nhân sự thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ bằng các hình thức tại chỗ, thường xuyên, ngắn hạn và dài hạn để đáp ứng các yêu cầu thực tiễn.
2. Khuyến khích động viên mỗi cá nhân đang lưu giữ tài liệu, thuần thục cách hành lễ theo nghi lễ cổ truyền tham gia đào tạo tại chỗ cho thế hệ kế tiếp như dâng hương, tế thánh
Điều 7. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong công tác nghiên cứu và bảo vệ, phát huy giá trị các di tích
          1. Các tổ chức, cá nhân là công dân Việt Nam, người Nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc tổ chức hợp tác khoa học đa quốc gia có nhu cầu nghiên cứu khoa học tại các di tích trong địa bàn xã phải lập hồ sơ đăng ký theo hướng dẫn của cơ quan quản lý văn hóa cấp trên và phải được các cơ quan này đồng ý bằng văn bản.;
2. Việc nghiên cứu khoa học của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện khi có đủ điều kiện quy định tại khoản 1, Điều 7 của Quy chế này và phải chịu sự quản lý, giám sát của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
3. Kết quả nghiên cứu phải công bố công khai thông qua truyền thông, hội thảo khoa học...
Chương 3. HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ NHÀ ĐỀN, ĐÌNH, CHÙA
Điều 8. cơ cấu, tổ chức của BQL đình, đền chùa (BQLĐ)
1. Ban quản lý nhà Đình, Đền , Chùa (BQLĐ) được thành lập theo đề nghị của trưởng ban quản lý di tích, mọi hoạt động đều phải  tuân thủ theo các điều khoản trong chương 1, 2 của qui chế này.
          2.  Cơ cấu BQLĐ gồm 01 trưởng ban và 02 phó ban cùng các thành viên.
             Điều 9. Nhiệm vụ quyền hạn của BQL đình, đền chùa
    1. Soạn thảo nội quy qui định về hoạt động tín ngưỡng của các cá nhân, tổ chức, tại Đình, Đền Chùa. Quản lý.Lập kế hoạch, triển khai thực hiện, kiểm soát quá trình điều hành nhân sự, hoạt động tại đình, đền, chùa.
    2. Trực tiếp chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương, ban quản lý di tích, trước
    pháp luật trong thời gian thực hiện nhiệm vụ quản lý điều hành nhân sự, hoạt động tại đền.
    3. Hoạt động phụng sự Phật Thánh.
             a) Dâng hương, tế lễ vào các ngày giỗ Tổ, ngày tết, và các ngày lễ trọng theo phong tục tín ngưỡng truyền thống của địa phương
             b) Thường xuyên bao sái sạch sẽ các ban thờ và đồ tế khí; không làm dịch chuyển vị trí đồ tế khí trên các ban thờ.
    4. Đón tiếp, hướng dẫn khách đến chiêm bái, tham quan, du lịch.
    a) Cầu thị, trách nhiệm, chân tình cùng quí khách gần xa.
    b)  Hướng dẫn quí khách thực hiện đúng các quy định của “ Nội quy quản lý Đền”.
5. Quản lý các nguồn thu
a) Tiền trợ cấp, hỗ trợ của các tổ chức cá nhân.
    b) Tiền thu từ tăng gia sản xuất, các hoạt động dịch vụ.
    c) Tiền công đức.
    d) Các khoản thu khác
6.Quản lý các khoản chi.
    a) Chi thường xuyên gồm: Điện, nước, sửa chữa nhỏ, biện lễ hương đăng.
    b) Chi trợ cấp cho ban quản lý của nhà đình, đền, chùa.
c) Chi phí cho việc tu bổ, tôn tạo các công trình đình, đền, chùa.
d) Chi phí khác.
e) Trưởng ban quản lý nhà đình, đền, chùa ra quyết định duyệt chi, cân đối tài khoản theo đúng quy định về quản trị tài chính.
             7. Chế độ kế toán.
a) Một thành viên trong BQLĐ được phân công làm nhiệm vụ kế toán
b) Thường trực BQLĐ mở hòm công đức vào ngày 01 và 15 âm lịch hàng tháng
             c) Hồ sơ kế toán gồm: sổ thu, sổ chi (có xác nhận của đối tượng thu chi). Và các hóa đơn thu chi (nếu có).
    d) Báo cáo tài chính định kỳ trước BQLĐ.
                       Điều 10. Các mối quan hệ
    1. BQLĐ đặt dưới sự quản lý chỉ đạo của Ban quản lý di tích xã An Bình
2. BQLĐ phối hợp với BQL di tích Tỉnh, Huyện, xã và các cụ Hương lão trong  việc quản lý, bảo vệ, tu bổ đình, đền, chùa và hoạt động phụng sự Phật Thánh.
3. BQLĐ phối hợp với chính quyền xã An Bình  giải quyết những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm của chính quyền địa phương và trách nhiệm của BQLĐ, như vấn đề đất đai, trật tự, an ninh, vệ sinh môi trường khu vực xung quanh Đền...
4. BQLĐ vận động nhân dân cùng tham gia công tác quản lý và bảo vệ Đền, làm công quả thường xuyên, định kỳ, đột xuất.
CHƯƠNG 4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
             Điều 11. Quy chế này gồm 04 chương, 12 Điều, có hiệu lực kể từ ngày ký Quyết định ban hành. Trong quá trình thực hiện, có điều gì cần thay đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế, sẽ do Thường trực BQLDT xem xét và trình lên cấp có thẩm quyền ra quyết định.
             Điều 12. Các thành viên BQLDT, người thực hiện tốt nhiệm vụ  sẽ được biểu dương, khen thưởng, ghi công đức. Nếu cố ý vi phạm hoặc thiếu trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị phê bình, xử lý, bồi thường thiệt hại theo quy định của địa phương.

TRƯỞNG BAN QLDT XÃ AN BÌNH                                                             PHÒNG VĂN HÓA TTDL 
                                                                                                                              HUYỆN THUẬN THÀNH






BAN QUẢN LÝ DI TÍCH TỈNH BẮC NINH







Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Hà Nội và Em

Em đi thành phố, hồn ra phố
Bờ đê, ngõ vắng , giọt mưa rơi
Áo trắng Em, không còn trắng nữa
Sấm cuồng, chớp giật, gió tả tơi.

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2013

CHÙA PHÚC LÂM

1. Hoành phi câu đối
Hoành phi:      

           
                                                              THIÊN NHÂN SƯ      
                                                               Thày người trời          
Câu đối:


BẢO QUANG TỪ TÔN HIỆN THÂN CỨU THẾ CỘNG CHỨNG TAM KỲ
(Bảo Quang từ tôn hiện thân cứu đời cộng chứng ba kỳ)
DI ĐÀ GIÁC PHỦ NGUYỆN LỰC ĐỘ SINH ĐỒNG ĐĂNG CỬU PHẨM
(Cha Đi Đà luôn trợ giúp chúng sinh đến cùng cõi Phật)

 
 
 
 
TẠO HẬU KỶ BIA

BÌNH AN PHỦ, GIA ĐỊNH HUYỆN, BÌNH NGÔ XÃ,               
PHÚC NGUYÊN THÔN, QUAN VIÊN HƯƠNG LÃO,            
THƯỢNG HẠ, ĐẲNG, VI TẠO PHÚC ẤM TÁC HẬU KỈ BIA.
CUNG VĂN
HỮU CÔNG ĐỨC Ư THẾ, BÁCH THẾ BẤT CẬN HỮU HƯƠNG HỎA DI, CHUNG KỲ, CHUNG VĨNH SẮC, HOẰNG GIẢ.
LÃO NƯƠNG NGUYỄN THỊ LÝ, HIỆU TỪ THÀNH ĐỨC, ĐÀM NIÊN PHÚ NHÀN, TRÚC DỮU BỒI NGỮ KỲ, THƯỢNG TẮC NIỆM CHỦY ' NAM VÔ NGỮ KỲ ' HẠ NGOẠT
CÔNG ĐỨC XUẤT TIỀN, NĂM MƯƠI QUÁN, HUỆ BẮC PHƯƠNG DÂN LẬP ĐIỀN TAM DƯ, CAO LƯU VI HƯƠNG HỎA.
SỞ HỮU HƯƠNG HỎA ĐIỀN KHAI: TRẦN VU HẬU
KẾ
NHẤT SỞ MÔN TƯ SỨ, NHẤT CAO NHỊ XÍCH LỤC THỐN,
NHẤT SỞ BÃI QUYẾT SỨ, LỤC XÍCH NHẤT THỐN
NHẤT SỞ BÃI TỰ NHẤT CAO THẤT XÍCH THẤT THỐN
BÁ THƯỢNG ĐẲNG ĐIỀN TAM SỞ NGƯỠNG
BẢN THÔN THƯỢNG HẠ ĐẲNG, THÂM ĐỨC DÃ HẬU CẢM, NHÂN DÃ THÂM CỐ LẬP DANH BIA, HẬU DIÊN NIÊN SỞ PHÚC THĂNG KỴ NHẬT.
ỨNG THIÊN THU HẬU TỰ, ĐẠI BẤT TUYỆT, SỨ HẬU NHÂN VĨNH GIÁM
NHƯỢC ĐẠO GIÁM CHƯ THỎA HOÀNH BỘI BIA NGUYỆN,
LONG THẦN GIÁM CHIẾU.
NHẤT CÔNG ĐỨC NHẤT SỞ ĐƯỜNG, ĐỐ SỨ TƯ, CÚNG DẠNG TAM BẢO
LÊ HOÀNG VĨNH HỰU VẠN CHỦY NIÊN,
TUẾ THỨ BÍNH THÌN LÝ ĐÔNG KHOẢN VI CÔNG HẬU TỰ BIA BẢN THÔN CỘNG KÝ
SINH TÒNG
NGUYẾN BÁ BAN
NGUYỄN BÁ DANH
LƯỢC DỊCH
Bình An phủ, Gia Bình Huyện, Bình ngô xã. Phúc Nguyên thôn
Chính quyền, các cụ, toàn thôn tạo phúc ấm cùng làm bia ghi nhớ
Có công đức lớn, để lại tiếng thơm cho trăm đời sau, chung Làng, chung Chùa
Bà nguyễn Thị Lý
Tên hiệu: Từ Thành Đức.
Là người phúc hậu, giầu sang, có tài viết ra ngôn ngữ kỳ lạ.
Tên thần: Ngữ Kỳ.
Hành lễ qùy niệm: Nam vô ngữ kỳ.
Thần Long ứng chiếu
Công đức năm mươi sâu tiền, mua ba thửa ruộng để thờ cúng mãi
Giao cho ông Trần Vu Hậu trồng cấy
Ruộng cửa môn
Ruộng bãi Quyết
Ruộng bãi Tự
Giao lại ba thửa ruộng cho thôn Phúc Nguyên
Nhân dân, từ trên xuống dưới nhớ ơn công đức to lớn của Bà đã khắc bia lưu lại mãi mãi ghi nhớ ngày bà mất
Để lại cho ngàn đời sau, ghi nhớ, nhìn nhận, tuyệt kỹ, công đức to lớn của Bà, đáp ứng mong muốn của Bà khi trước. Được Thần Long ứng chiếu
Công đức cúng dạng Tam Bảo chính là xây một ngôi nhà.

Triều đại : nhà Lê
Năm: Vĩnh Hựu
Khắc bia mùa đông năm bính thìn, cả làng nhất trí
Người khắc: Nguyễn Bá Ban
                    Nguyễn Bá Danh




Thứ Bảy, 10 tháng 8, 2013

TIỀN CỔ VÀ ỨNG DỤNG


Việc sử dụng các đồng tiền cổ ứng dụng vào cầu cúng, phong thủy đã có từ cổ xưa, nhưng nó chỉ là phương tiện hỗ trợ, chứ không phải là yếu tố quyết định trong thành công. 
Các bạn hãy mua hàng của tôi, khi các bạn tin vào nó, thì mọi điều ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
Trân trọng
TIỀN XIN ĐÀI
Xin đài là một thủ tục bắt buộc sau khi cầu cúng trước điện thờ. Mục đích là xem lời thỉnh cầu của mình đã đến được các đấng tối cao chưa
Có các trường hợp xảy ra như sau:
Qui định: Mặt có chữ là dương
                 Mặt không chữ là âm
nhất âm, nhất dương: Tốt
lưỡng âm: mắng
lưỡng dương: cười
sa 1 đài: chửi
sa 2 đài: đuổi
Được xin 3 lần, nếu sau 3 lần không được, hãy để hôm khác đến làm lễ tạ
Yêu cầu của tiền xin đài:
Có yếu tố vật chất quí (có hàm lượng vàng, bạc)
Có yếu tố tinh thần đặc biệt (là thân Đức Phật đúc thành tiền)
Loại tiền                
Việt Nam
KHẢI ĐỊNH
THÔNG BẢO
(1916-1925)

Trung Quốc
KHAI NGUYÊN THÔNG BẢO
(618-690)
 Nhật Bản
NGUYÊN PHONG THÔNG BẢO
(1603-1868)
  
TIỀN THỜ, TRẤN TRẠCH
Tùy theo cách làm của các Thầy Pháp, nhưng các loại tiền này thường người ta đặt ở ban thần tài, kèm theo các câu lệnh, nét phép, chiêu tài, trấn trạch...
Loại tiền:
                                    BỘ TIỀN NGŨ ĐẾ VIỆT NAM





1. Đại Hòa thông bảo                                         2. Hồng Đức thông bảo
Lê Nhân Tông (1442-1459)                                Lê Thánh Tông(1460-1497)
3. Cảnh Thống thông bảo                                    4. Đoan Khánh thông bảo
Lê Hiến Tông(1497-1504)                                  Lê Uy Mục(1505-1509)
                                        5. Hồng Thuận thông bảo
                                            Lê Tương Dực(1510-1516)


                                     BỘ TIỀN NGŨ ĐẾ TRUNG QUỐC






1. Thuận Trị Thông bảo(1643-1661)
2. Khang Hy thông bảo(1662-1722)
3. Ung Chính thông bảo(1722-1735)
4. Càn Long thông bảo(1736-1795)
5. Gia Khánh thông bảo(1796-1820)


TIỀN CẦU QUAN CHỨC, CẦU MAY
Cầu quan:          36 hoặc 72 đồng tiền Đại Quan Thông Bảo
Tiền Quan dụng, chữ trên đồng tiền là Ngự thư(Vua quan mới được dùng)
Cầu may, trừ tà: 36 hoặc 72 đồng tiền Khai Nguyên Thông Bảo
Đường Cao Tông lệnh phá tượng phật, chuông chùa để đúc tiền (thân Phật)
(Số đồng tiền tùy theo cách làm của thầy Pháp xong tối đa không quá 108 đồng)
KHAI NGUYÊN THÔNG BẢO 
Đường 618-690

ĐẠI QUAN THÔNG BẢO
                Tống Huy Tông 1100-1126


Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

THẦN PHẢ

神號碑記
順成府嘉平縣平吴社
紳耆里役 仝上下等竊
尊神事跡勅封從古未有碑記世傳事跡舊籙猶存歷朝封贈淪沒無稽近 
得之黎末以來丐耳世代 久遠寸者維憑仍誌干石以壽其傳云
神三位經陽王之孫貉龍君之子也經陽王配洞庭氏女生貉龍君配嫗姬
生一胞折成百男水火相尅五十子從母歸山惟其雄長嗣君位 世稱雄王  
五十子從父 歸水中神乃貉龍君三子相傳從
龍吴洞出來民社古號
龍吴洞後始改爲平吴社是神平生所經歷處也現今
灵堂祀祖在民社前覃後.......
粵南 第一貉氏
黎朝景興 勅封聖文神武英斷
昭統加封尊慶正値剛毅
西朝加封嘉靈普慶昭德啓祥裕澤聰睿大王       
粵南 第二貉氏
黎朝景興 勅封聖德神功顯
昭統加封英烈博文宏撂 
西朝加封聰明精祥英特嘉褘裕澤昭感大王
粵南 第三貉氏
黎朝景興 勅封聖明睿哲剛毅
昭統加封智勇雄材壯烈
西朝加封敦洪聰慧淵茂英人宏偉端亮大王
皇朝明命合封開初創始啓明
紹治加封垂憲
嗣德加封汪潤靈應中等神
配位
武監察枚明字油偕僧統
左蔚累良朝
右劉郞將
右婁郞將
奇程哩程奇午哩午
皇后夫人
王副將贈少保浦

建福元年甲申肆月初陸日
LƯỢC DỊCH
Thuận Thành phủ, Gia Bình huyện, Bình Ngô xã thần phả ghi lại quá trình hình thành các vị thần. Theo các sắc phong cũ, làm bia truyền lại cho đời sau sự tích cũ còn lại từ các triều đại kế tiếp phong tặng được ghi lại bằng chữ, truyền lại đời đời, gần xa, mãi mãi.
Ba vị vua Thần KINH DƯƠNG VƯƠNG, LẠC LONG QUÂN, TAM THÁI TỬ
Lạc Long Quân là con Kinh Dương Vương và Thị nữ Động Đình
Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh một bọc một trăm người con trai
Nước xung khắc với lửa
Năm mươi người con theo Mẹ lên rừng có con trưởng tên là Quân lập thế xưng Hùng Vương
Năm nươi người con theo Cha xuống biển
Con trai thứ ba của Lạc Long Quân ở lại Ngô Long Động sinh trưởng, cùng nhân dân, lập xã
Tên cổ là Ngô Long Động, sau đổi thành Bình Ngô xã, đã được đọc trong sách sử.
VIỆT NAM ĐỆ NHẤT LẠC THỊ
LÊ TRIỀU CẢNH HƯNG SẮC PHONG THÁNH VĂN THẦN VŨ ANH LẠC.
CHIÊU THỐNG GIA PHONG TÔN KHÁNH CHÍNH TRỰC CƯƠNG NGHỊ
TÂY TRIỀU GIA PHONG GIA LINH SỞ KHÁNH CHIÊU ĐỨC KHẢI TƯỜNG DỤ TRẠCH THÔNG LỊCH ĐẠI VƯƠNG
CHIÊU THỐNG GIA PHONG TÔN KHÁNH CHÍNH TRỰC CƯƠNG NGHỊ
VIỆT NAM ĐỆ NHỊ LẠC THỊ
LÊ TRIỀU CẢNH HƯNG SẮC PHONG THÁNH ĐỨC THẦN CÔNG HIỂN ỨNG
CHIÊU THỐNG GIA PHONG ANH LIỆT TRUYỀN VĂN HOẰNG LƯỢC
TÂY TRIỀU GIA PHONG THÔNG MINH TINH TƯỜNG ANH ĐẮC GIA HỶ DỤ TRẠCH CHIÊU CẢM ĐẠI VƯƠNG
VIỆT NAM ĐỆ TAM LẠC THỊ
LÊ TRIỀU CẢNH HƯNG SẮC PHONG THÁNH MINH DUỆ TRIẾT, CƯƠNG NGHỊ
CHIÊU THỐNG GIA PHONG TRÍ DŨNG HÙNG TÀI TRÁNG LIỆT
TÂY TRIỀU GIA PHONG
ĐÔN HỒNG THÔNG TUỆ UYÊN MẬU ANH NHÂN HOÀNG VĨ ĐOAN LƯƠNG ĐẠI VƯƠNG
HOÀNG TRIỀU MINH MỆNH HỢP PHONG
KHAI SƠ SÁNG THỦY
THIỆU TRỊ GIA PHONG
THÙY HIẾN
TỰ ĐỨC GIA PHONG UÔNG NHUẬN LINH ỨNG TRUNG ĐẲNG THẦN


PHỐI VỊ                    
VŨ GIÁM SÁT MAI MINH TỰ, DO GIAI TĂNG THỐNG
TẢ ÚY LŨY LƯƠNG TRIỀU
HỮU LƯU TIẾT TƯỚNG
HỮU LÂU LANG THẦN TƯỚNG
KỲ TRÌNH LÝ TRÌNH KỲ NGỌ LÝ NGỌ
HOÀNG HẬU PHU NHÂN
VƯƠNG PHÓ TƯỚNG
TẶNG THIẾU BẢO QUẬN CÔNG               
 Kiến Phúc năm thứ nhất, giáp thân, tháng tư, ngày mồng 6