Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

TRIẾT LÝ CƠ BẢN CỦA ĐỨC PHẬT THEO MÂU BÁC Bài viết của TMH

Bài tựa của sách “Lý Hoặc Luận”  Mâu Tử viết
“Mâu Tử tôi học khắp Kinh truyện, Chư Tử. Sách vô luận lớn nhỏ, không loại nào là không ham. Tuy không khoái binh pháp, nhưng vẫn đọc. Đọc cả các sách về thần tiên bất tử, song không tin, vì thấy hoang đường.
Hồi bấy giờ, sau khi Linh Đế mất, thiên hạ loạn lạc, chỉ có Giao Châu là còn hơi yên tĩnh. Nhân tài phương Bắc đều lánh về đây ở, phần nhiều theo phép thần tiên tịch cốc, trường sinh. Đương thời có nhiều học giả. Mâu Tử tôi thường đem Ngũ kinh ra vặn vẹo họ, Đạo gia, thuật sĩ không ai dám ứng đối, ví tôi với Mạnh Kha chống Dương Chu, Mặc Địch.
Trước đó, Mâu Tử tôi đưa mẹ sang tị nạn ở Giao Chỉ. Đến năm 26 tuổi về Thương Ngô lấy vợ. Quan Thái thú bản quận nghe tôi học hành nổi tiếng, mời đến gặp để bổ dụng. Mâu Tử tôi nghĩ mình đang độ sung sức, chí chuyên về học vấn, lại thấy thời buổi đang lộn xộn, không có ý định làm quan nên không đến.
Hồi này các châu quận đang nghi ngờ nhau, giao thông ách tắc. Thái thú thấy tôi học rộng biết nhiều, cử đi sứ Kinh Châu. Tôi nghĩ tước lộc dễ nhún nhường, nhưng sứ mệnh khó từ chối, bèn gấp rút lên đường. Đến khi quan Châu mục vốn ưu đãi người có học vời tôi ra giúp việc, nên tôi viện cớ ốm, không tới. Người em quan Châu mục làm Thái thú Dự Chương bị Trung lang tướng Trách Dung giết. Quan Châu mục sai Kỵ đô úy Lưu Ngạn đem quân tới đó, nhưng sợ các quận ngoài đang nghi ngờ nhau, quân không đi được. Quan Châu mục bèn mời Mâu Tử tôi đến nói rằng: “Em ta bị giặc nghịch giết hại, nỗi đau xót về tình cốt nhục đang dày vò tâm can. Ta hiện sai Lưu đô úy đi, nhưng e các châu quận ngoài ngờ vực, người đi không trót lọt. Ông giỏi cả văn lẫn võ, có tài ngoại giao. Nay muốn cậy ông đi thuyết phục Linh Lăng, Quế Dương cho mượn đường để tới nơi có được không? Tôi đáp: “Được ngài hậu đãi bấy lâu, liệt sĩ quên mình, tôi xin ra sức”. Vội vàng chuẩn bị khởi hành. Bỗng mẹ mất, thế là không đi được nữa.
Về sau ngẫm mãi, tôi mới vỡ ra là do mình có khả năng biện thuyết mà được trao sứ mệnh. Nhưng giữa thời buổi nhiễu nhương, không phải lúc hiển danh! Rồi than rằng: “Lão Tử(19) từ bỏ thánh trí, sửa mình để giữ lấy cái chân thực, muôn vật không động chạm đến chí hướng, thiên hạ không xê dịch nổi niềm vui, thiên tử không dùng được làm bầy tôi chư hầu không kéo được làm bè bạn, ấy là điều đáng quý”. Từ đó tôi dốc chí vào đạo Phật, đồng thời nghiên cứu sách Lão Tử gồm 5.000 chữ, lấy lẽ huyền diệu làm rượu nhấm nháp, lấy sách Ngũ kinh làm đàn sáo thưởng ngoạn. Người đời phần nhiều chê bai, cho như vậy là quay lưng lại Ngũ kinh để đến với dị đạo. Muốn tranh luận cùng họ thì e lỗi đạo, mà im lặng thì không thể. Vậy mượn bút mực lược dẫn lời thánh hiền để giải tỏ, đặt tên sách là “Mâu Tử Lý hoặc luận”.
Qua bài tựa chúng ta biết được đôi nét về thân thế của Mâu Bác. Ông là người Quận Thương Ngô, Quảng Tây, học rộng, đọc nhiều giỏi biện bác.  Năm 189 Hán Linh Đế mất, nội chiến tam quốc. Trung Quốc chìm trong binh đao, chết chóc.  Năm 194 Mâu Tử cùng mẹ lánh nạn sang Luy Lâu, nương nhờ Sỹ Nhiếp(137-226) thái thú Giao Châu (187-226). Tại đây ông gặp được giáo lý Phật giáo. Bằng trí tuệ, và sự thông minh vốn có, Bằng sự thông hiểu Nho, Lão. bằng sự trải nghiệm từ cuộc đời chính mình. Cách hành xử bạo lực của hệ thống quan lại Trung Quốc.Từ những điều ông nhìn thấy, nghe thấy, qua thực tế, qua kinh sách,  Ông thẩm thấu được giá trị khôn cùng, uyên bác, sâu xa của Phật đạo. Vì chỉ có giáo lý của Đức Phật mới trả lời được tại sao:  chiến tranh, giết chóc, danh, lợi, yên ổn, đối đãi, trả ơn, lấy vợ, và cái chết của mẹ. Tất cả những cái đó tạo cho Mâu tử động lực để  “mài chí theo đạo phật”.
Tác phẩm “Mâu tử lý hoặc luận” ra đời.
Tác phẩm được trình bày theo cách hỏi đáp, phỏng theo cách trình bày của kinh Phật. Lý giải bằng ngôn ngữ dễ hiểu, rõ ràng và chắc chắn. Với một kiến thức uyên bác, sâu rộng về giáo lý của Nho và Lão, dùng chính giáo lý Nho, Lão để làm sáng tỏ Phật lý , lấy dẫn chứng chứng minh từ những câu truyện có thật trong lịch sử cổ đại Trung quốc. Trong tất cả các câu trả lời của Mâu tử đều bao hàn lý, luận, chứng. khiến người nghe phải tâm phục khẩu phục.
          Nội dung chính tập trung vào việc khái quát hoá lại toàn bộ thân thế sự nghiệp, và giáo lý của Đức Phật bao gồm 37 câu hỏi đáp, câu thứ 38 mang tính tự bạch của bản thân
Câu 1,2,3 lý giải thân thế của Đức Phật, thành quả của Ngài, ý nghĩa của từ Phật, Đạo
Theo Mâu Tử  Đức, Phật tái sinh đã tích cóp hàng tỷ năm đạo đức, đầu thai làm con vua nước Tịnh Phạm, sau đó bỏ lại gia đình, đất nước, vương quyền tu học trong 6 năm thì đắc đạo, Giáo lý truyền lại gồm 12 bộ kinh gồm 840 vạn quyển.
Phật tử là cư sỹ giữ 5 giới, một tháng ăn chay 6 ngày, sám hối
Sa môn ăn chay, 250 giới, tụng kinh ngày đêm, không tham gia việc đời.
Quan điểm của Mâu Bác về Phật và Đạo là những khái niệm đầu tiên
Mâu bác cho rằng Phật là thụy hiệu, là đạo đức, là thần minh, là giác
Đa dạng về hình thái, trong nhớp nhơ không vấy bẩn, trong tai họa không nguy nan, đi thì bay, ngồi thì phát sáng.
Đạo là dẫn dắt đến vô vi, nó lớn hơn cái lớn nhất và nhỏ hơn cái nhỏ nhất.
Câu 4,5,6 Tập trung lý giải về kinh Phật, bản chất của Đạo
Bản chất của đạo là ở nhà biết thờ cha mẹ, làm vua thì biết trị dân, bản thân thì biết sửa mình.
Kinh Phật đồ sộ, nhưng không thừa, không thiếu và không thể cắt xén
Câu 7  Bỏ Nho theo Phật
Cái gì hợp lý thì theo, thuốc nào chữa được bệnh thì tốt, người quân tử phải biết tiếp thu cái thiện để trợ giúp cho mình.
Câu 9,10,11 Giới luật của sa môn, cạo đầu, đơn thân, quấn vải đỏ
Là để Tu dưỡng đạo đức để quay trở lại, lương thiện, hiền hòa
Câu 12, 13  Sự chết và đầu thai
Thân như lá và rễ của ngũ cốc, thần hồn như hạt giống vậy.
Câu 14
Hỏi rằng: Khổng Tử nói: “Di Địch có vua, chẳng bằng Chư Hạ không vua”. Mạnh Tử chế riễu Trần Tương quay sang học cái thuật của Hứa Hành, nói: “Ta nghe dùng Hoa Hạ để biến cải Man Di, chứ chưa nghe dùng Man Di để biến cải Hoa Hạ”. Ông thuở nhỏ học đạo Nghiêu, Thuấn, Chu. Khổng, mà nay lại bỏ quay sang học cái thuật của Di Địch, chẳng hóa ra mê hoặc rồi sao?
Mâu Tử đáp: Đó là những lời lẽ vu vơ khi ta còn chưa hiểu đạo cả đấy thôi. Như ông đây, có thể gọi là mới thấy cái hoa lễ chế, mà mù mờ về cái quả đạo đức; nhòm ánh sáng bó đuốc, mà chưa thấy mặt trời giữa thiên đình. Lời Khổng Tử nói là nhằm uốn nắn phép đời. Điều Mạnh Kha bảo là ghét cái lối chỉ chuyên vào một thứ thôi. Xưa kia Khổng Tử muốn vào Cửu Di ở, nói: “Người quân tử vào đây ở, có gì là xấu đâu?”. Đến khi Trọng Ni không dung thân được ở nước Lỗ, nước Vệ; Mạnh Kha không được dùng ở nước Tề, nước Lương, lẽ nào lại đi làm quan ở Di Địch? Vũ sinh ra ở Tây Khương mà là thánh triết; Cổ Tẩu sinh ra Thuấn nhưng ngu ngơ; Do Dư đẻ ở nước Địch mà giúp Tần dựng nên nghiệp bá; Quản, Thái từ Hà, Lạc mà phao tin nói xấu. Sách chép: “Sao Bắc đẩu đối với trời là ở giữa, đối với người là ở phía Bắc”. Cứ theo đó mà xét thì đất Hán chưa chắc đã ở giữa trời. Kinh Phật nói các giống vật hàm huyết ở khắp mọi phương đều thuộc về Phật cả, cho nên ta mới tôn sùng và theo học, chứ đâu có bỏ đạo Nghiêu, Thuấn, Chu, Khổng. Vàng, ngọc không tổn thương nhau; tinh hoa, hổ phách không làm hại nhau. Khi bảo người ta là mù mờ, tự mình làm cho mình mù mờ đấy chăng.
Mâu Bác một con người học rộng tài cao, được thái thú Sỹ Nhiếp nể trọng, đã thẳng tay tát vào mặt những kẻ ngụy quân tử của giới tri thức Trung Hoa, Tát vào quan điểm cho rằng Trung Quốc là Trung Tâm của trái đất, chỉ có văn hóa Trung Quốc, dân tộc trung quốc mới đáng được học hỏi, thói miệt thị dân tộc, ngạo mạn.
Đây là quan điểm dân chủ, bình đẳng sớm nhất được Mâu Bác đưa ra và chứng minh một cách thuyết phục, bất kể một dân tộc nào, một quốc gia nào, trên địa cầu, đã là con người thì không có dân tộc nào biến cải dân tộc nào, mỗi một dân tộc đều có bản sắc văn hóa riêng với những ưu việt riêng , trên thực tế hiện nay các di sản văn hóa được thế giới công nhận rộng khắp toàn cầu, trên mọi quốc gia, mọi dân tộc. Đúng như lời dẫn của Mâu bác “Kinh Phật nói các giống vật hàm huyết ở khắp mọi phương đều thuộc về Phật cả”
Câu 15,16,17  Lý giải về bố thí và phạm giới
Thấy được cái lớn thì không câu lệ cái nhỏ, bố thí  để đất nước yên bình, cứu rỗi cha mẹ, anh em.
Người mang lòng thiện sẽ được ứng đáp bằng phúc lành, người chứa điều ác sẽ bị trả báo bằng tai vạ. Chưa bao giờ trồng lúa mà lại được mì, gieo họa mà lại hưởng phúc cả.
Sa môn phạm giới là do tự bản thân họ, chứ không do Phật
Câu 18  Kinh phật xa xôi, khó hiểu
Yếu mật của thánh nhân, không đâu là không dẫn dụng các thí dụ. Sao ông riêng ghét việc Phật dùng thí dụ để giảng kinh?
Câu 19 Giữ giới để đem lại cái gì
Đại để mỗi người cốt đạt chí hướng thì thôi, sao bảo không được cái gì?
Câu 20
Hỏi rằng: Nếu quả kinh Phật là thâm thúy, kỳ diệu, đẹp đẽ, thì sao ông không đem bàn ở triều đình, thảo luận với các bậc quân phụ, dùng để giáo dục trong gia đình, thù tiếp bạn bè… mà lại đi học Kinh truyện, đọc Chư tử làm gì?
Mâu Tử đáp: 
Ông chưa tới được nguồn, mà hỏi về dòng chảy…... Cho nên đem đạo thuật Khổng Tử vào cửa Thương Ưởng, mang học thuyết Mạnh Kha tới sân Tô, Trương, công không được một phân một tấc, mà tội có đến hàng trượng, hàng xích. Lão Tử nói: “Bậc thượng sĩ nghe đạo, chăm chỉ mà thực hiện; bậc trung sĩ nghe đạo, đâm ra bâng khuâng; bậc hạ sĩ nghe đạo, cười phá lên!”
Tôi sợ bị cười phá lên nên không bàn tới nữa.
          Đây là quan điểm về nhận thức và tiếp thu văn hoá, phù hợp với hoàn cảnh, đối tượng và năng lực
Câu 21,22 Trung Quốc biết đến đạo Phật khi nào,  quan điểm về nói và làm.
Nói không làm, làm không nói, nói và làm đều có chỗ dùng. Không nói, không làm là bỏ đi
Câu 23 Biện luận giỏi thì không cần tu dưỡng và thực hành đạo đức
          Biện luận tuỳ thời, tuỳ đối tượng, tu dưỡng và thực hành đạo đức là liên tục, thường xuyên
Câu 24 Đạo Phật là chí tôn
Hỏi rằng: Ông nói đạo Phật là chí tôn, sảng khoái, vô vi đạm bạc; nhưng nhiều người, nhiều học giả lại hủy báng đạo Phật, cho rằng lời lẽ to tát khó dùng, hư vô khó tin, là cớ làm sao?
Mâu Tử đáp: Vị ngon tuyệt vời không hợp miệng mọi người, âm thanh tuyệt vời không vừa tai mọi người. Nổi nhạc Hàm trì, bày nhạc Đại Chương, phát khúc Tiêu thiều, vịnh chín chương, không ai hoà theo được. Nhưng khi căng dây đàn Trịnh, Vệ, hát theo điệu dân gian đương thời, thì không hẹn mà ai nấy đều vỗ tay theo. Cho nên Tống Ngọc bảo: “Khách ca ở kinh đô Sính, khi hát khúc Hạ lý, có nghìn người họa theo; nhưng khi tấu thương, chủy, giốc, thì không ai trong đám đông hưởng ứng cả”. Thế là đều thích tiếng nhạc không đứng đắn, mà chẳng hiểu gì những khúc điệu tầm cỡ. Hàn Phi mang kiến thức hẹp hòi ra nhạo báng Nghiêu, Thuấn; Tiếp Dư dùng sự phân biệt chi ly để chỉ trích Trọng Ni, đều là chúi mũi vào cái nhỏ mà quên khuấy cái lớn vậy. Kìa nghe âm thương trong sáng mà lại bảo là âm giốc, đấy không phải là lỗi tại dây đàn, mà do người nghe không thông thạo. Thấy ngọc Hòa mà gọi là đá, đấy không phải vì ngọc xoàng xĩnh, mà do người xem thiếu sáng suốt. Rắn thần có khả năng đứt rồi lại nối, nhưng không có khả năng làm cho người ta không chém. Rùa thiêng báo mộng cho Tống Nguyên, nhưng không có khả năng tránh được lưới của Dự Thư. Đạo cả vô vi, không phải là cái mà kẻ tầm thường nhìn thấy. Nó không vì ca ngợi mà thành sang, không vì chê bai mà thành hèn. Dùng hay không là tự trời, thực hiện hay không là do thời, tin hay không là ở số mệnh vậy.
          Mâu Bác khẳng định Đạo Phật là chí tôn, Kinh Phật giải thích được mọi sự vật hiện tượng đã diễn ra, đang diễn ra và sẽ diễn ra, Nhận diện nó, truy nguyên nó, giải pháp để đưa nó đến hạnh phúc. Trong khi dùng Nho giáo và Lão giáo để lý giải sẽ bế tắc, khiêm cưỡng và không thoả đáng.
Câu 25 Hiểu biết rộng là do đâu
Hiểu biết rộng là do kinh phật
Ngũ kinh bây giờ là ngũ vị, đạo Phật bây giờ là ngũ cốc. Tôi từ khi biết đạo Phật đến nay, như vén mây thấy mặt trời, soi đuốc vào nhà tối vậy.
Câu 26 So sánh kinh phật và thi thư
Nếu giảng giải lời kinh Phật, bàn luận chỗ cốt yếu của thuyết vô vi, thì cũng ví như nói về ngũ sắc với người mù, tấu ngũ âm cho người điếc nghe vậy.
Câu 27 Khuyên bỏ đạo Phật
“ Ông mau đổi đường đi thôi, còn tôi, tôi vẫn đi đường cũ, nguồn họa phúc chưa biết như thế nào đấy”.
Lập trường kiên định, và quyết tâm theo Phật
Câu 28 Phẩm hạnh và đức tính của Phật
Không cần bần
Câu 29 So sánh đạo Phật với các đạo khác
Không thể so sánh
Câu 30 Quan điểm về thực phẩm
“Ăn gạo thì có trí, ăn cỏ thì ngu si, ăn thịt thì hung hãn, hít khí trời thì sống lâu”
Câu 31 Thóc gạo có thể bỏ được không ?
Những kẻ ngu ngốc ở đời mạt thế lại muốn phục thuốc, tịch cốc, cầu mong sống mãi, thì thật buồn thay ?
          Thóc gạo là không thể bỏ
Câu 32 Bệnh tật, ốm đau
Chỉ có người đắc đạo thì mới không sinh, cũng không lớn; đã không lớn thì cũng không già; đã không già thì cũng không bệnh; đã không bệnh thì cũng không mục nát.
Câu 33 Nghi ngờ đạo phật
Mặt trời, mặt trăng không phải không sáng tỏ, chỉ tại các bóng râm che lấp ánh sáng của nó. Đạo Phật không phải không thẳng ngay, chỉ tại lòng tư dục che đậy tính công minh của nó.
Câu 34  Đạo Phật có thể cứu đời
Một trong những giáo lý căn bản của Phật giáo là cứu khổ, nhận dạng đau khổ, truy nguyên đau khổ, và con đường diệt khổ đưa họ đến hạnh phúc
Câu 35 Phá giới, hoàn tục
Chiếc lông nhẹ ở trên cao gặp gió thì bay; hòn cuội nhỏ dưới khe hễ nước chảy thì di chuyển
Câu 36 So sánh đạo phật và đạo lão
Đem cú vọ để mà cười phượng hoàng; cầm giun dế để mà cợt rồng, rùa.
Câu 37 Bàn về sự chết
Con người, từ vương giả đến thứ dân, có sinh tất có diệt, đó là quy luật khách quan, ngoài ý muốn chủ quan.
Với quan điểm này Mâu bác cho rằng, thuật trường sinh, chỉ là bịp bợm. Đả phá quan điểm này, Ông đã động chạm đến một số lượng lớn những kẻ đọc sách thời đó, nhưng cái đúng thì không cần bàn cãi, vì chính những người dạy phép trường sinh thì còn chết sớm hơn người khác .
Câu 38
Hỏi rằng: Lời ông giải thích thật đầy đủ và toàn là những điều mà bọn tôi chưa từng nghe. Nhưng sao ông lại chỉ nêu 37 điều cũng có phép đấy chăng?
Mẫu Tử đáp: Kìa cỏ bồng xoay mà bánh xe thành, gỗ lõm trôi mà thuyền bè có. Nhện chăng tổ mà lưới bẫy bày, vết chân chim xuất hiện mà chữ viết được chế tác. Cho nên hễ có cái để bắt chước thì thành khó. Tôi xem kinh Phật cốt yếu cũng 37 phẩm; Đạo kinh của Lão Thị cũng 37 thiên, cho nên phỏng theo.
Thế là người mù mờ nghe xong bỗng nhiên thất sắc chắp tay, rời chiếu đứng lên, đi giật lùi rồi phủ phục xuống mà thưa rằng: Kẻ nông cạn này có mắt như mù, sinh ở nơi tối tăm, dám thốt ra những lời dại dột, không nghĩ tới hoạ phúc. Nay được nghe dạy, khác nào nước sôi dội lên tuyết. Xin được gội rửa tâm tình, biết tự cảnh tỉnh. Nguyện thọ ngũ giới, làm ưu bà tắc.
Câu này xin được trích dẫn nguyên văn, câu 38 không mang nội dung lý, luận, hay chứng mà chỉ là tự bạch, Mâu bác muốn nói rằng tôi chính là học trò của Đức Phật
Người mù mờ lài ai, ít, nhiều hay rất nhiều hay chỉ là giả định không là ai cả. 37 điều của Ông như 37 phương thuốc điều trị bệnh sùng Nho, sùng Lão, là trào lưu thịnh hành của đa số kẻ sỹ bấy giờ. Đưa họ trở về với Phật
Tác phẩm “Mâu tử lý hoặc luận ” đã bảo vệ thành công chân lý Phật, vượt qua mọi không gian và thời gian nó luôn mang tính thời sự . 37 điều Ông trình bày trên thực tế vẫn đang diễn ra, liên tục ở trong mỗi cá nhân, và trong suy nghĩ của hầu hết con người khi biết về đạo Phật, không phân biệt lãnh thổ, quốc gia, dân tộc.
 Mặt khác xét về một góc độ nào đó, “Mâu Tử lý hoặc luận” để bảo vệ tư tưởng Phật giáo mà thái thú Sỹ Nghiếp đang thực hành tại Giao Châu, về thực chất nhằn thoát ly hẳn hệ tư tưởng Nho giáo công cụ mà chế độ chính trị Trung Châu đang sử dụng nó như một thứ vũ khí hiệu quả để bảo tồn chế độ. Sỹ nghiếp đã xây dựng Giao Châu thành khu tự trị có nhà nước, có quân đội và có hệ thống tư tưởng khác biệt, tiến bộ hơn phục vụ đa số tầng lớp nhân dân lao động.
“Mâu tử lý và luận” còn là tiền đề cho cuộc đụng độ tư tưởng thời lưu tống (420-479) giữa Lý Miễu thứ sử Giao Châu, đại diện cho Nho giáo, với hai pháp sư bản địa, Đạo Cao và Pháp Minh. Cuộc tranh luận này thực chất là cuộc đụng độ giữa hai trường phái tư tưởng , trường phái tư tưởng Khổng giáo Trung Châu và trường phái tư tưởng Phật giáo bản địa, chưa xét đến vấn đề đúng hay sai, thắng bại,  nhưng nó sẽ tác động không nhỏ đến tình hình học thuật của Trung Châu, thậm chí cả bậc quân vương. 
Vào những thế kỷ đầu công nguyên, Nho, Phật, Lão tồn tại phân lập, việc chỉ trích, phê phán tranh luận để khẳng định mình là tất yếu.
Thế kỷ 21, kỷ nguyên của trí tuệ, một số giáo lý của Đức Phật được khoa học chứng minh , Đạo Phật có mặt trên 175 quốc gia và trên cả 5 châu lục. Với số Phật tử lên đến hơn 1,5 tỷ người.
Tại Việt Nam Phật giáo đã phát huy được thế mạnh của mình trong các lĩnh vực từ thiện và nhân đạo, giáo dục đạo đức, lối sống cũng như giải quyết các vấn nạn tiêu cực trong xã hội
 “Mâu tử lý hoặc luận” vẫn còn nguyên giá trị, hôm nay và mãi sau này.
Nam mô A di đà phật























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét