Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

LỊCH SỬ DI TÍCH CHÙA LÀNG XUÂN QUAN

Phật tử
Lê Thành Nghị
Tell 0912222315
Email nghik3@gmail.com

Bắc Ninh, năm 2014
Lời tựa
Nam mô Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật, sắc phong linh  phù gia tặng, túy mục dực bảo trung hưng thượng đẳng thần.
Phật tử một lòng thành kính hướng Phật, phát tâm viết lại quá trình hình thành , phát triển của chùa Huệ Trạch, tọa lạc tại thôn Xuân Quan, xã Trí Quả, Huyện Thuận Thành, Tỉnh Bắc Ninh.
Trải qua quá trình lịch sử hơn bốn ngàn năm từ khi Linh Nại, một trong năm mươi người con của Lạc Long Quân, lập làng, mở đất, xuất lai dân xã, đến thời Bắc thuộc, trải qua các Triều đại Phong kiến, chiến tranh, loạn lạc, những cứ liệu còn giữ lại được không đáng kể và không liên tục.
Câu hỏi đặt ra ở đây là
Thứ nhất, khi Thái thú Giao Châu Sỹ Nhiếp (137-226) cho xây dựng các ngôi chùa thờ tứ Pháp (187 – 226 ) thì đã có chùa Thiền Chúng chưa ? Chùa Thiền Chúng có từ bao giờ ?
Thứ hai, trước khi Tùy Hoàng Đế sai pháp sư Tuệ Nhã sang đặt xá lợi và trụ trì vào năm 601, thì ai là trụ trì nơi đây, tại sao lại có tên Thiền Chúng tự ?
Thứ ba, Đức Phật chủ là học trò của Thiền sư Từ Đạo Hạnh (1072-1116), theo trường phái thiền tông, và mật tông, nhưng khi hành pháp lại là tịnh độ tông vậy di ngôn của Đức Phật chủ ở đây là gì ?
Thứ tư, Tác giả của các quẻ thẻ là ai, ở đâu, vào thời điểm nào, mà uyên bác, linh nghiệm và khác biệt như vậy ?
Nam mô A Di Đà Phật
Mong muốn thì dày, nhưng sức thì mỏng, Phật tử kính mong các vị Trưởng lão, Nhân dân, Quý khách xa gần, tham gia, đóng góp, bổ xung khiếm khuyết để cuốn sách này được hoàn thiện, viên mãn.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát.
Đệ tử cầu xin Phật Tổ từ bi, mở lượng hải hà, phổ độ cho Quốc thái, Dân an, Gia đình hạnh phúc.
Đệ tử cầu xin Đức Phật chủ xóa bỏ tai ách, nghiệp chướng, cho chúng sinh tạo nghiệp thoát khỏi bến mê, về bên bờ giác.
Đệ tử cầu xin Phật bà Quan Thế Âm Bồ Tát tiếp linh, tiếp lực, tiếp pháp cứu khổ chúng sinh về miền cực lạc
Trong nội dung cuốn sách này có mật chú và linh hiệu Phật chủ, kính mong quý phật tử, hãy trân trọng, gìn giữ, gieo duyên, giới thiệu rộng rãi đến mọi người, mọi xứ.
A DI ĐÀ PHẬT


Chùa là quần thể kiến trúc, Thánh đường thờ cúng và truyền bá Phật giáo, mà giáo lý đặc trưng của nó là luân hồi và nhân quả. Đến với Phật Pháp là đến với tuyệt học vô lường, hoán cung, đổi số, cải thiên mệnh, biến khó thành dễ, biến nguy thành an, biến gian thành ngay, biến mê thành giác, biến họa thành phúc, biến ngu thành trí, biến bĩ thành thái,  biến hèn thành sang, biến tiểu nhân thành đại nhân.
Chùa còn là địa chỉ tâm linh, là nét đặc trưng văn hóa của cư dân các dân tộc Việt, gắn liền với đời sống sinh hoạt, gắn liền với lịch sử, để giữ gìn những giá trị quý báu, nhân văn, cổ truyền của dân tộc, hướng thiện cho hành động, ý nghĩ của con người. Để họ sám hối với những việc làm sai trái, hành xử, đối đãi, coi vạn vật như chính bản thân mình, tu sửa, hỷ xả, giác ngộ, để cùng nhau hướng về nước Phật cực lạc.
Như thi sỹ Huyền Không đã khái quát về chùa là
Mái nhà che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông
        Trong tất cả các làng xã Việt Nam, đâu đâu cũng có Chùa, Chùa là trường học, đào tạo ra các anh hùng cứu nước cứu dân như Lý Công Uẩn, là nơi tu tâm dưỡng tính của các bậc quân vương như Trần Nhân Tông, là cơ sở cách mạng khi đất nước lâm nguy, là ngôi nhà tình thương che chở, cứu độ những mảnh đời bất hạnh, những linh hồn cô quả. Với tất cả những gì vốn có của nó, chùa còn là một bảo tàng văn hóa, hàm chứa những giá trị vô cùng vô tận, của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Sắc phong Phật chủ chùa Huệ Trạch có đoạn viết
“Sắc Bắc Ninh tỉnh, Thuận Thành phủ, Siêu Loại huyện, Khương Tự tổng, Phương Quan xã, Xuân Lan thôn phong phụng sự Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật tôn thần hộ quốc tý dân,.. Túy mục dực bảo trung hưng thượng đẳng thần..”.
        Hãy đến với chùa Huệ Trạch một trong những linh địa linh thiêng bậc nhất Việt Nam, đã tồn tại, đang tồn tại, và còn mãi mãi cùng với lịch sử. Gắn liền với những huyền tích bí ẩn, những quẻ thẻ nhiệm màu, tập tục tế lễ trang nghiêm, và những làn điệu cung văn mê đắm.
Chùa Huệ Trạch ngày nay, chính là Chùa Thiền Chúng cổ xưa. Là linh huyệt mà Tùy Hoàng Đế đã chọn để an xá lợi Phật. Nhằm Hoằng dương Phật Pháp, phổ độ quần sinh. Dạy bảo tam đồ, lục đạo, cùng gieo duyên lành, để hưởng quả phúc như lời giáo hóa của Đức Phật.
NAM MÔ ADI ĐÀ PHẬT

          Từ Hà Nội qua sông Hồng, đi theo quốc lộ số 5 khoảng 15 km rẽ trái đi theo quốc lộ 282, 10 km đến ngã tư chợ Dâu, Thuận Thành, Bắc Ninh, rẻ trái đi theo tỉnh lộ 282 khoảng 2km đến chợ Dàn, Bên cạnh đó là Chùa thôn Xuân Quan có tên hiện nay là chùa Huệ Trạch.
Tọa lạc trên diện tích 1,5 ha, Phía Đông nam giáp làng Phương Quan, Phía Tây Nam giáp làng Tư Thế,  Phía đông Bắc giáp làng Đại Trạch
Làng Xuân Quan có tên cổ là Dàn Chợ  một trong ba làng Dàn là Dàn Chợ, Dàn Đan, và làng Dàn Câu
Làng Dàn chợ là nơi tập trung trao đổi, mua bán sản vật của cư dân lao động quanh vùng ven của thành Luy Lâu
Thành Luy Lâu trong thời kỳ Bắc thuộc,  thuộc nhà Đông Ngô, Sĩ Nhiếp, một quan chức người Hán được vua Ngô cử làm thứ sử Giao Châu, ông đã cho xây dựng lại thành Luy Lâu, đặt làm trung tâm của bộ máy cai trị.
Luy Lâu thời Bắc thuộc không chỉ là trung tâm chính trị, mà còn là trung tâm kinh tế - thương mại, trung tâm văn hóa - tôn giáo lớn và cổ xưa nhất của Việt Nam.
Đô thị Luy Lâu nằm giữa khu vực giao nhau giữa Sông Dâu và Sông Đuống, giữa trung tâm đồng bằng châu thổ Bắc Bộ, trong đó Sông Dâu giữ vai trò trục không gian kiến trúc chính. Các công trình của đô thị chủ yếu dựng đặt, xây cất bên bờ Sông Dâu (thành lũy bên một bờ sông). Trung tâm đô thị là tòa Thành Luy Lâu kiên cố và bề thế - trụ sở chính và căn cứ quân sự của bộ máy cai trị. Trong thành là công đường, dinh thất, nhà cửa, đồn trại, kho bãi… Mặt lũy thành là tháp canh, đồn trại, bao lấy lũy thành là hào sâu, lũy tre dày đặc nhằm bảo vệ bộ máy cai trị của phong kiến ngoại tộc. Ngoài thành, ở hai phía Nam - Bắc là nhà ở, dinh thự, lầu gác của quan lại, quý tộc là chủ yếu, mà nay còn lại dấu tích khảo cổ và địa danh Văn Quan, Phương Quan, Mã Quan, Cánh Sở…Di tích để lại ngày nay chỉ còn một đoạn tường thành nhỏ còn sót lại, tại xã Thanh Khương, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Theo các nguồn sử liệu, các nước phương Tây và phương Nam muốn buôn bán, giao thiệp với Trung Quốc đều phải theo con đường Giao Chỉ. Từ Tr.C.N và nhất là từ thế kỷ II-III S.C.N trở đi, ngày càng có nhiều thương nhân nước ngoài đến buôn bán ở Giao Châu và thuyền buôn của họ thường xuyên có mặt ở Luy Lâu. Những chứng tích vật chất và các nguồn tài liệu ở Luy Lâu đã khẳng định Luy Lâu thực sự là trung tâm thương mại lớn - một đô thị cảng mang tính quốc tế của nước ta thời Bắc thuộc.
Tại đây, tư tưởng Nho giáo và văn hoá Hán Đường đã được truyền bá liên tục vào nước ta. Đây là nơi đầu tiên Sỹ Nhiếp mở trường lớp dạy chữ và văn hoá Hán. Ngoài ra Luy Lâu còn là trung tâm Phật giáo lớn và cổ xưa nhất của người Việt. Hệ thống di tích, chùa tháp quần tụ đậm đặc ở đây với trung tâm là chùa Dâu cùng nhiều nguồn di vật, tài liệu như tượng pháp, bia ký, bản khắc Cổ Châu Pháp Vân vật bản hạnh và lễ hội chùa Dâu - lễ hội Phật giáo lớn nhất trong đồng bằng Bắc Bộ với các nghi lễ Tân Phật, rước Tứ Pháp, rước nước đã cho thấy Luy Lâu là trung tâm Phật giáo lớn và sớm nhất Việt Nam. Luy Lâu là không gian điển hình đan xen, hỗn dung tiếp xúc, biến đổi hội tụ và kết tinh văn hoá Việt Nam cổ với văn hoá Phật - Ấn, Nam Á và Trung Á, văn hoá Nho Lão (Trung Hoa - Đông Á) để rồi sinh thành bản sắc văn hoá Lạc Việt.
Một số hiện vật khảo cổ tại vùng luy lâu, và xung quanh chùa Huệ trạch
Hộ tâm, dao, mác, cốc hiện vật thời đông sơn phát hiện tại làng Đại Trạch xã Đình Tổ
Trang sức Ngọc hiện vật thời đông sơn phát hiện tại làng Đại Trạch xã Đình Tổ
Gốm Đông sơn, hiện vật khu Luy Lâu
Đồ dùng trong sinh hoạt hàng ngày (bát, chén, quả cân)
Trang sức, ngọc, vàng, bạc
Tiền xu cổ (Hán, Đường, lý…)
Đầu gậy Tích trượng của Thượng tọa

Làng Dàn Đan làm nghề thủ công, sử dụng vật liệu là cây tre, chế tạo các dụng cụ phục vụ cho đánh bắt , hái lượn, và chề biến nông sản, đan nát, đóng cối xay lúa,
Làng Dàn Câu làm nghề cơ khí, chủ yếu là rèn, chế tác các loại đồ đồng, đồ sắt, phục vụ sản xuất sinh hoạt và bảo vệ cuộc sống cho cư dân, uốn lưỡi câu, để bắt cá trên sông Dâu, một nhánh của sông thiên Đức tức sông Đuống ngày nay.
Làng Xuân Quan, thời các vua Hùng mở nước, nơi đây đã được một trong những người con của Lạc Long Quân tên là Linh Nại , mở mang khai phá, xuất lai dân xã.
Được các triều đại kế tiếp sắc phong Linh ứng Đại Vương Thượng Đẳng thần, và được phong là Thành Hoàng làng, bảo dân, hộ quốc. 
Chùa Xuân Quan là linh địa ở vào vị trí trung tâm của luy lâu Việt cổ trong những thế kỷ đầu công nguyên. Mảnh đất Xuân Quan là nơi diễn ra và chứng kiến những biến động lớn của lịch sử dân tộc, Bắc thuộc, và chống bắc thuộc. Đặc biệt cuộc khởi nghĩa hai Bà Trưng, Để lại những dấu ấn đặc sắc trên đất này, mà biểu hiện cụ thể là việc thờ cúng hai nữ tướng Ả Tắc, Ả dị.


Bia xá lị

Theo xá lợi Minh ghi lại
Duy đại Tùy Nhân Thọ nguyên niên tuế thứ, tân dậu, thập nguyệt, tân hợi sóc thập ngũ nhật, ất sửu
Hoàng đế phổ vị nhất thiết pháp giới, u hiển sinh linh. cẩn ư giao châu, long biên huyện, thiền chúng tự, phụng an xá lợi, kính tạo linh tháp.
Nguyện Thái Tổ Vũ Nguyên Hoàng đế, Nguyên Minh hoàng hậu,
Hoàng đế, hoàng hậu, hoàng thái tử, chư vương, tử tôn đẳng tịnh, nội ngoại quần quan ái cập dân thứ lục đạo, tam đồ, nhân, phi nhân, đẳng, sinh, sinh, thế thế, trị phật văn pháp,vĩnh ly khổ không đồng thăng diệu quả
Sắc cử đại đức tuệ nhã pháp sư, Lại bộ vũ kỵ úy Khương Huy, tống xá lợi ư thử khởi tháp
Dịch nghĩa
Ngày 15 tháng 10 năm 601 Triều đại nhà Tùy
Hoàng đế Vũ Nguyên,
độ khắp chúng sinh trong ba cõi, tại chùa Thiền Chúng, huyện Long Biên, Giao Châu, tức chùa Huệ Trạch, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc  Ninh, đặt xá lợi và xây tháp
Vua, Hoàng Hậu, con trai, con gái, Hoàng tộc, Bá quan văn võ, Nhân dân, Lục đạo ( trời, người, atula, địa ngục, ngã quỷ, súc sinh), Tam đồ ( thiên, địa, nhân) đều được thuận theo lời dậy của Đức Phật, mãi mãi thoát khỏi cõi khổ trầm luân, cùng hưởng quả phúc
Lệnh cho Đại đức Tuệ Nhã pháp sư, lại bộ vũ kỵ úy Khương Huy, Dựng linh tháp và an vị xá lợi. 
Linh tượng Phật chủ

Sắc phong phật chủ
Sắc phong phật chủ
Sắc Bắc Ninh tỉnh, Thuận Thành Phủ, Siêu Loại huyện, Phương Quan xã, Xuân Quan thôn, Phong phụng sự Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật tôn thần, hộ quốc , tý dân, niệm trứ linh ứng, tứ kim chính trực, Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kính đầu bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ phong vi túy mục dực bảo trung hưng thượng đẳng thần, chuẩn kỳ phụng sự tương hựu bảo ngã lê dân, khâm tải
Khải định cửu niên thất nguyệt, nhị thập ngũ nhật
Dịch nghĩa:
Sắc Bắc Ninh tỉnh, Thuận Thành Phủ, Siêu Loại huyện, Phương Quan xã, Xuân Quan thôn, Phong cúng lễ Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật tôn thần, bảo vệ đất nước che chở nhân dân, niệm danh sẽ ứng, tứ kim chính trực. Ngày mừng Trẫm 40 năm ở ngôi vua , việc đầu tiên là ban ân báu đến muôn nơi, xét công gia phong là
Túy mục dực bảo trung hưng thượng đẳng thần,
chuẩn kỳ phụng sự, cùng Trẫm dạy bảo nhân dân
Cứ thế
Ngày 25 tháng 7 năm thứ 9 Khải Định (25/07/1924)
Thánh tử Vương Phật
Kim đồng
Ngọc nữ

Chính giữa chùa Xuân Quan thờ Phật chủ là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật, đó là vị tứ pháp trưởng làm chủ tể địa phương này, Pháp Thông là người phụ nữ Việt Nam tu luyện đắc đạo thành Phật.
Đại Thánh Pháp Thông Phật phả lục - hàn lâm viện đông các Nguyễn Bính soạn
1890: Canh ngọ niên
Xưa nước Việt ta dựng nền chia danh giới từ thời Hùng Vương dựng nghiệp. Vua, Thánh, xây dựng các cơ đồ, trải 18 đời lâu dài hơn 2000 năm thịnh trị. Đời đời cha truyền con nối, đều xưng hiệu là Hùng Vương, Vàng lụa, xe, nhà, thơ từ, núi sông đều thống nhất một mối. Đấy là thủy tổ của nước Việt Nam. Đến vua Hùng Vương cuối cùng không có con, truyền nước cho Thục An Dương Vương, được hơn 50 năm. Triệu, húy Đà xâm chiếm từ đó thuộc về Tây Hán, Đông Hán, Ngô, Tống, Tấn, Lương, Tề gồm 314 năm.
Đến nước ta có tiền Lý lấy lại Nước, hậu Lý, Đinh, Lê, lại đến Lý triều, Vua sáng, Tôn hiền rất là thịnh trị. Duy Lý triều sớm ứng thập bát tứ chi thành, Vua nắm quyền, cha truyền, con nối. Truyền Thái Tôn, Thánh Tôn, Anh Tôn, Thần Tôn
Ở đạo Kinh Bắc, Thuận An phủ, Siêu Loại huyện, Phương Lan xã, Xuân Lan thôn, Có một nhà Họ nguyễn tên ông Thành lấy người trong huyện ở Đại Trạch xã, là Nguyễn Thị Nga làm vợ. Vợ chồng hòa thuận, đẹp đôi vừa lứa, nhưng hiếm vì hơn 20 năm chưa có con. Nhân dịp tháng 7 trong lúc trăng thanh gió mát, vợ chồng thường có ý nghĩa bàn chuyện nhân quả, thời xưa đến việc tương lai sau này. Hai vợ chồng đều nói, nhờ trời phật đã cho gia đình nhà ta giầu có, nhưng tuổi đã nhiều, con còn muộn. Vậy nên mang số tiền của ấy để làm phúc cầu lễ mười phương. May ra được vài chút con, để toại nguyện ý muốn của thời tuổi trẻ. Từ đó hai vợ chồng thành tâm làm phúc đi cầu lễ tất cả những nơi danh nam cổ tự. Lòng thành thấu đến trời đất.
Đến dịp trời xuân, hòa khí trăm hoa đua nở, muôn vật thắm tươi. Vợ chồng Ông Thành đến Sơn Lam Thượng, xứ Ứng Thiên Phủ, Hoài An huyện, Hương Tích động. Thật là một nơi Thiên Nam đệ nhất thắng cảnh, rất linh thiêng, cầu sao được vậy. Vợ chồng liền đem tiền hương, lễ vật đến cầu trước Phật: Vợ chồng con ở nơi trần thế, chuyên tâm làm việc thiện, việc ác dù nhỏ cũng không dám theo, duy đường tử tức còn rất muộn, xin cầu Phật Tổ từ bi quảng đại, chứng dám lòng thành cho lấy một mụn con, dù trai dù gái đều nhờ vào đức lớn của Phật cả. Lễ cầu Phật xong, nửa đêm hôm ấy, nằm mơ thấy đi qua một dãy nhà cửa, lầu điện nguy nga. Có một người mặc áo xanh tay cầm cành phan dẫn vào một tầng thấy cung điện sáng rực, các quan theo hầu la liệt. Nghe có tiếng bảo rằng: Dẫn hai vợ chồng vào nội điện. Quan mặc áo xanh tiếp tục dẫn đi một đoạn nữa thấy lâu đài rộng rãi, hai bên có cờ quạt, binh sỹ rất là nghiêm chỉnh. Trước điện có một bệ đá, quan mặc áo xanh quỳ xuống tâu rằng:
Vâng Ngọc Hoàng sắc chỉ, dẫn hai vợ chồng Thành đến trước điện. Trong lúc ấy vợ chồng Ông Thành bàng hoàng kinh sợ quỳ tại trước bàn, trông thấy tầng trên có một vị quan, Đầu đội mũ bách tinh, mình mặc áo hoàng bào, ngồi rất nghiêm chỉnh. Nói lớn bảo rằng, vợ chồng nhà ngươi đã thành tâm làm phúc, thấu đến thiên không. Lên trời cho một vị tiên nữ tên là Giáng Kiều xuống đầu thai làm con. Vợ chồng nhà ngươi lên cẩn thận. Nói xong chợt thấy một tiếng sấm động rất to, bèn tỉnh dậy. Biết là giấc mộng tốt, sáng hôm sau, vợ chồng làm lễ tạ trước Phật. Trở về nhà được vài tháng thấy vợ có thai, sau 12 tháng, đến tháng 4 ngày 12 sinh hạ được một người con gái rất xinh, môi hồng má phấn , mắt phượng mày ngài, người thường thật là khó ví. Vợ chống rất mừng, thật sự yêu mến. Chợt nhớ đến điềm mộng trước, không dán đặt tên thường gọi là, đệ nhất Nương Tử.
Đến năm 12 tuổi cả cha và mẹ đều mất, Nương Tử ở theo Dì ở tại Đại trạch xã.
Đến năm 14 tuổi dì muốn gả chồng, Nương Tử không nghe từ đó phát tóc xuất gia, trai giới ăn theo Phật. Một ngày nghe tin ở chùa Phật Tích có một vị thiền sư tên là Từ Đạo Hạnh rất là cao tăng đạo đức. Nương Tử xin vào học đạo thiền sư. Nương Tử vốn đã biết trước tất cả những kinh nhà Phật, lên chỉ học trong vài tháng, đã đại tinh thông những tài lạ. Gọi gió, gọi mưa, có phép hay làm, sấm , chớp, biến tướng tàng hình, đi và đến mọi người không thể biết. Thật là một người Nương Tử siêu việt. đạo sỹ, thiền sư rất yêu mếm kính trọng, cho nên Nương tử tự đặt tên là Pháp Thông.
Nương Tử đã học đắc đạo trở về Xuân Lan Thôn, tự mình làm lấy một chùa ở tại đầu thôn để tu ngày đêm, trai giới tụng niệm chân kinh. Xuân Lan, Đại Trạch nội ngoại hai thôn, những người nghèo đều được giúp đỡ. Những người ốm đau điều được cứu chữa, lên nhân dân hai thôn nhớ công đức ấy, quý như mặt trăng, mặt trời, thân như cha mẹ.
Năm ấy ngày 15 tháng 8 , Nương Tử tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo, thiết lập hương án trước sân, đốt hương cầu khấn tụng niệm chân kinh, đêm mùa thu trời quang trăng tỏ chợt có đám mây đen ở trên đầu hạ xuống một thoáng. Trời đất tối đen mưa gió ào ào, sấm chớp ầm ầm, Nương Tử biến vậy, năm đó Nương Tử 18 tuổi. Nương Tử hóa, chỉ còn quần áo cũ để lại. Nhân dân biết rõ sự việc đều cảm công đức của Nương Tử, bèn đem quần áo cũ của Nương Tử táng tại trong chùa, tạo thần tượng. Tả thần hiệu, viết Pháp Thông Phật. Nhận ngôi chùa đấy để làm đền thờ,
Ngay lúc ấy xã Đại Trạch biết được việc ngài đã hóa, nhớ tới công đức cũng thiết vị tại chùa cứ đến hàng năm tháng tư ngày sinh Phật, nhân dân tới Phương Lan xã, Xuân Lan thôn rước Phật trở về sở tại, để thờ cúng từ đó hai thôn đều phụng sự trở thành lệ thường hàng năm.
Lại nói từ khi Phật hóa rất là linh ứng, cầu phong đắc phong, cầu vũ đắc vũ, thường ngày giúp nước, giúp dân rất là linh ứng.
Đến đời Trần vua Nguyên sai Ô Mã Nhi đem quân sang xâm chiếm nước ta, đóng tại đại đồn ở Bạch đầu giang.
Vua Trần Thánh Tông sai ông Hưng Đạo Đại Vương trần Quốc Tuấn làm đại nguyên súy thống lĩnh ba quân đem quân đánh giặc, Hưng Đạo Vương sai con Trần Hưng Hồng Vương cầm quân tiến về đạo Kinh Bắc qua chùa Xuân Quan, Vương có vào làm lễ xin để  phù hộ đánh giặc Nguyên, sau khi dẹp yên giặc đất nước được thanh bình xin viết biểu dâng Vua, tâu lên Vua xin phong sắc để nêu rõ sự linh ứng của người.
Làm lễ xong đã chiều, Vương đóng quân tại đấy, Đức An phủ, đến nửa đêm thấy trong chùa sáng rực hương xạ thơm lừng. Thấy một vị tiên nữ từ trên trời đi thẳng xuống, mình mặc áo vàng, đi thẳng vào ngồi ở trước điện nói rằng, Ta là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật, Ngọc Hoàng sai ta coi giữ tứ Pháp trưởng, Phong Vũ chi Thần, làm chủ tể địa phương này. Thấy nước nhà có giặc Nguyên xâm lược, Vua sai quan quân đi đánh, ta nguyện giúp đỡ để thấy rõ sự linh ứng, nói xong thì biến. Ông Trần Hưng Hồng liền vào làm lễ bái tạ, lập tức cử binh tiến đánh. Quân tiến đến cõi giặc, chưa đánh giặc đã tự tan, người cùng tất cả các danh tướng chém được Ô Mã Nhi, từ đó giặc Nguyên không dám xâm chiếm nữa.
Kéo quân thắng trận trở về, viết biểu dâng Vua nói lên sự linh ứng ở chùa Xuân Quan đã có công giúp phá giặc. Vua trần bèn phong sắc chỉ nguyên theo lời tâu phong là Đại Thánh Pháp Thông Vương Phật linh ứng. Sai quan đem sắc chỉ về dâng tế lễ, cho nhân dân cổ tiền để sửa sang tượng Phật phụng sự.
Về sau rất là linh ứng, cầu phong đảo vũ rất là linh nghiệm. cho lên được sắc phong đời đời hương hỏa, cho muôn đời sau không bao giờ dứt, chuẩn cho Phương lan xã, Xuân Lan thôn, giữa Đại Trạch xã đồng phụng sự.
Ngày 12/04 là ngày sinh nhật làm lễ trai giới, thanh khiết, ca sướng, đánh cờ. Hàng năm cứ đến ngày mồng 7/4 hạ tòa.

Qua so sánh, đối chứng có thể dễ dàng nhận thấy sự giống nhau đến mức kỳ lạ, giữa chùa Xuân Quan và chùa Dâu, chùa Dàn Câu, chùa Tổ, Chùa Tướng các chùa thờ Mẫu Man Lương và tứ Pháp. Trên tất cả các phương diện, cấu trúc, bài trí, nội dung, thờ cúng và sinh hoạt Phật giáo chùa Xuân Quan chính là bổ xung sống của Ông Thành là người Xuân Quan và bà Nguyễn Thị Nga người thôn Đại trạch. Pháp Thông theo thầy học đạo tại núi Phật tích Tiên Sơn, thành Phật Pháp Thông chủ tứ Pháp rồi làm chủ tể địa phương này.
Pháp Thông là người có quan hệ máu thịt với Đại trạch, lại ra sức cứu giúp nhân dân Đại Trạch khi gặp khó khăn, dịch bệnh, Pháp Thông cùng nhân dân Xuân Quan còn có công lớn trong việc giúp tướng trần hồng đánh thắng quân Nguyên, vì những lẽ đó, nhân dân đại trạch, luôn hàm ơn Pháp Thông và tỏ ró trách nhiệm, trong việc gìn giữ ngôi chùa Xuân Quan và tổ chức thờ cúng Pháp thông hàng năm vào ngày 12 tháng 4 âm lịch, nhân dân đại trạch về thờ cúng và dự hội ngày hội đó được gọi thẳng bằng cái tên ghi đậm dấu ấn lịch sử. hội tạ ân
Bên phải là nơi thờ thân phụ, thân mẫu
Bên trái là nơi thờ thành hoàng làng Linh Nại Đại vương, một nhân vật thời Hùng Vương, có công khai mở vùng đất này, việc thờ cúng Linh Nại đại vương chính là một ánh xạ đầy lấp lánh của sự hình thành điểm tụ cư Việt cổ xuất lai dân xã, từ buổi đầu dựng nước trong lịch sử dân tộc

Sắc phong Thành Hoàng làng (Linh Nại Đại Vương)
Sắc Bắc Ninh tỉnh, Thuận Thành Phủ, Siêu Loại huyện, Phương Quan xã, Xuân Quan thôn,
Tòng tiền phụng sự nguyên tặng, diệu cảm mặc phù, chương hiển đôn nghi, dực bảo trung hưng thành hoàng linh ứng tôn thần, hộ quốc , tý dân, niệm trứ linh ứng, tiết mông đầu cấp
Sắc phong chuẩn hứa phụng sự, tứ kim chính trực, Trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kính đầu bảo chiếu đàm ân, lễ long đăng trật, trứ gia tặng tĩnh hậu trung đẳng thần đặc chuẩn, phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân lễ điển
khâm tải
Dịch nghĩa:
Sắc Bắc Ninh tỉnh, Thuận Thành Phủ, Siêu Loại huyện, Phương Quan xã, Xuân Quan thôn,
Như trước đã phong diệu cảm mặc phù, chương hiển đôn nghi, dực bảo trung hưng thành hoàng linh ứng tôn thần bảo vệ đất nước, che chở nhân dân, niệm danh sẽ ứng, tứ kim chính trực. Ngày mừng Trẫm 40 năm ở ngôi vua , việc đầu tiên là ban ân báu đến muôn nơi, xét công đặc chuẩn gia phong là tĩnh hậu trung đẳng thần, hướng về Trẫm  trong ngày vui mở nước.
Cứ thế
Công Đồng

Đức Ông


Thánh Hiền

Địa Tạng

Hộ Pháp


Với tầm vóc văn hóa đặc sắc của bản tự. Năm 1992 đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Tam bảo hậu là nơi thờ phật, tương tự như tòa tam bảo của các ngôi chùa khác, có tượng tam thế, tượng di đà, di lặc, thích ca đản sinh, tượng quan âm và một số pho tượng khác
Quan Âm


Quan Âm tống tử

Tam Bảo
 Bát bộ kim cương


Nhà mẫu là nơi thờ các vị anh hùng dân tộc, Cha, Mẹ, đã hiển Thánh cứu nhân độ thế, chính giữa là thờ tam tòa Thánh Mẫu, ngũ vị Tôn Ông, tam Hoàng Thái Tử
Bên phải thờ Trần triều Hưng Đạo Đại Vương
Bên trái thờ bà Chúa Sơn trang và thập vị Tiên Nàng 
Hầu bóng

Tiền đường trùng tu năm Khải Định thứ 5 (1920), 2011

Trải qua bao thay đổi trong lịch sử, chùa hiện còn 3 tòa nhà chính, kết cấu khá đặc biệt. Thoạt nhìn, mặt bằng tổng thể chùa có hình chuôi vồ mà nội thất gồm tiền đường - thiêu hương - thượng điện. Song tòa thượng điện lại ngăn cách với khối kiến trúc phía trước bằng một rãnh thoát nước.


Do đó, chính khối kiến trúc tiền - thiêu hương mới là khối kết cấu chuôi vồ, còn tòa thượng điện, cả mái và nền, gần như gắn liền với khối ấy, nhưng thực ra đã được xây dựng tách hẳn ra. Tòa tiền đường: có quy mô lớn nhất của khu di tích. Phần khung gỗ, tiền đường được làm bằng gỗ lim, còn khá chắc chắn, kết cấu theo kiểu chồng giường giá chiêng, con chồng đơn, tiền bảy hậu bảy.
Riêng 2 vì giữa, phần khung gỗ phía trên câu đầu và các xà dùi không phải là các con chồng mà được thay bằng các mảng cốn để thực hiện các đồ án trang trí trên đó.





Phần nề, tòa tiền đường có tường xây bao kín xung quanh, lợp ngói mũi nhỏ thông thường. Tòa Thiêu hương: là tòa nhà 3 gian có kết cấu theo lối chồng giường giá chiêng nhưng quy mô nhỏ hơn so với tòa tiền đường.
Tòa thượng điện: gồm 3 gian nằm tiếp sau tòa Thiêu hương, nhưng phân cách với tòa Thiêu hương bằng một rãnh nước nho,. có dáng kiến trúc đẹp, theo kiểu chồng diềm 8 mái. 8 góc mái đều tạo thành 8 đầu đao công thanh thoát. Nhìn tổng thể, tòa thượng điện như một bông hoa sen, mà các cánh hoa là các đầu đao, đang vươn nở giữa không trung dâng lên cõi Phật.
 Ngoài việc làm đẹp các công trình bằng cách tạo dáng các khối kiến trúc, trong từng bộ phận của cả 3 tòa nhà tiền đường,
thiêu hương, thượng điện, người thợ xây dựng đã khá kỳ công thực hiện các đồ án trang trí bằng cách chạm nổi, chạm kênh bong... trên các bức cốn, các đầu dư, đầu bảy. Các đồ án được thể hiện ở đây chủ yếu là hình long hóa, từ tùng, cúc, trúc, mai hoặc băng hoa lá cách điệu. Ba đầu dư còn lại ở tòa tiền đường là hình các đầu rồng chạm kênh bong rất sinh động, đầu rồng trong tư thế đang vươn về phía trước, gánh đỡ các câu đầu khá lực lưỡng



Kiệu song loan rước Phật chủ  thế kỷ 18
Kiệu song loan rước Thánh tử Vương Phật thế kỷ 18
Long Đình rước Thánh  thế kỷ 18
Bia đá tứ diện năm Khánh Hòa 20 (1699)

Chuông Đồng đúc ngày 20 tháng 02 năm Minh Mệnh thứ 7 (1826)

Bộ ván khắc kinh thời Bảo Đại (1926)
Thanh tâm tịnh sám chân kinh


Vương mẫu tiêu kiếp cứu thế chân kinh 

Nghi thức rút quẻ
Vào tháng giêng đầu năm mới, thành tâm đặt lễ, kính cẩn, chắp tay quỳ, khấn
Nam mô A Di Đà Phật, hôm nay ngày..tháng…năm, tại chùa Huệ Trạch, Đệ tử con cầu xin đức Phật chủ cho con được rút một quẻ linh thẻ, rồi niệm phật liên tục, sau đó hai tay cầm ống đựng thẻ tre, lắc theo chiều vào ra từ người hành lễ, đọc xem thẻ rơi ra là số mấy, chính là số thẻ cần rút. Sau đó ra bàn của Sư Thày hoặc ban chấp tác, lấy bài in nội dung quẻ thẻ. Nếu muốn hỏi gì thì Sư thầy hoặc người chấp tác sẽ trả lời, Thánh ý trong quẻ.

Quẻ 1 Hỷ thắng vô nghi chi triệu – Thuần càn                     
TỔNG THI
Cây đức nhân dân vẫn đắp bồi
Xem bông hoa nở, nụ hoa cười
Cảnh xuân hớn hở đua mừng chủ
Quả phuc trời cho hưởng đến nơi
PHẦN MỘ
Nắm xương dưới đất vẫn còn mong
Con cháu trên đời có biết không
Chớ đón manh sư mà mất tướng
Trở về tích đức háy tầm long
SỐ MỆNH
Số phận xem ra cũng lạ lùng
Mấy lần trắc trở, Mấy lần thông
Mới hay khôi việt lâm vào mệnh
Gặp bước làm lên đến tít mùng
CẦU TÀI
Nhân tình ai chẳng muốn cầu tài
Cầu cạnh sao cho lại với trời
Tìm cách sinh nhai là đạo cả
Năm nay, năm ngoái khác nhiều rồi
GIA TRẠCH
Bình an hai chữ một nhà mừng
Tích thiện thời lên, tích ác đừng
Gây dựng còn nhờ tay tạo hóa
Nền xưa nếp cũ đã ai bằng
XUẤT HÀNH
Khi bước chân đi có kẻ gàn,
Gàn mà cũng quyết mới là gan
Một tuần khuyên cạn bầu vân dạ
Ngàn dặm đi về đất thổ sơn
CẦU DANH
Một cuộc công danh khắp mấy lần,
Phen này chờ được hội long vân
Khi lên trời cũng chiều thêm nữa
Phù trợ bề ngoài có quý nhân
TẬT BỆNH
Tật bệnh sinh ra cũng lạ thay
Đái thầy, đãi thuốc đã lâu nay
Thuôc tiên đã có trong đền thánh
Dẫu muốn hồi sinh phải lễ ngay
CẦU HÔN
Tốt duyên, tốt cả số đào hồng
Định việc cầu hôn cũng chóng xong
Uốn éo nơi kia cùng chốn nọ
Suy ra chỉ tự cụ tơ hồng

THẤT VẬT
Đen thế mà ra lại đỏ sao
Đỏ lên chỉ mất có bỏ đâu
Thôi thì mất của thay người vậy
Trời lại đền cho cái khác liền
CẦU TỰ
Một con, một của có ai chê
Cầu mãi mà sao chẳng thấy chi
Ấy hẳn túc duyên còn nặng kiếp
Mau về đổi của lấy con đi

THÁNH Ý
Chiêm đắc thử quái, chính, tắc, hỷ thắng vô nghi, biến tắc viên ưu khả phong thập bảo, chi trung hữu ứng ư hiện tại, hoặc ứng ư tương lai, chiêm giả bất khả, bất tâm phục ngô ngôn

Hiền nhân Mạnh Đạt dịch chữ nôm ra quốc ngữ
CHÙA XUÂN QUAN, XÃ TRÍ QUẢ,
HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH


Nghi thức tế lễ ngày rằm tháng giêng
Quan đám
Quan đám được hội đồng hương lão cử, khi đủ tuổi, đủ các điều kiện do lệ làng đặt ra từ cổ xưa (lối sống, ứng xử với xóm làng, điều kiện kinh tế, con cái…). Đây là một vinh dự, vinh danh trước nhân dân sở tại, đến ngày này họ thường tố chức sinh hoạt, xum họp nội ngoại, mừng rước ông đám ra Đình, Chùa
Quan đám phụ trách, điều hành việc phụng sự tại chùa trong năm.
Phó quan đám
Phó Quan đám kế tục công việc của quan đám trong năm sau, giúp việc cho quan đán, khi quan đám đi vắng.
Mô hình tế lễ
Ban nhạc

Trống cái
Trống con
Kèn đại
Kèn tiểu

Ban tế

1
Quan đám (chủ tế)
2
phó quan đám
3
Chiêng
4
Trống
5
Đông xướng
6
Tây xướng
7
Nội tán
8
Ngoại tán
9
Hương
10
Hương
11
Nến
12
Nến
13
Rượu
14
Rượu
15
Lễ
16
Lễ
17
Đọc văn
18
Chuyển văn










Nghi thức lễ hội hàng năm (ngày 14/4 âm lịch)
Hạ tòa
Ngày 7 tháng 4 Trụ trì cùng nhân dân trong thôn, làm lễ, bao sái, thay mũ, y phục, sau đó rước Thánh tử vương phật, Phật chủ ra khỏi cung và ngự ở song loan.
Cùng làm lễ với thôn Xuân Quan, còn có các thôn như Đại Trạch, Ô Chì, Gia Lâm.
Ngày 11 rước về chùa thôn Đại Trạch làm lễ tạ ân
Đội hình thôn Đại trạch đến cung nghinh Phật chủ

Tiền
Cờ lệnh
Cờ quân
Trung
12 Đồng nam (12 tay gậy bảo vệ, dẹp đường)
Dàn nhạc, chiêng, trống
Hậu
Đại diện, các cụ hai giới, chính quyền thôn Đại Trạch
Làm lễ cung nghinh Phật chủ




Đội hình rước Phật chủ


Tiền
Cờ lệnh
Cờ quân thôn Xuân Quan
Cờ quân thôn Đại Trạch
Trung
12 Đồng nam (12 tay gậy bảo vệ, dẹp đường) Xuân Quan
Dàn nhạc, chiêng, trống Xuân Quan
Kiệu Thánh tử vương Phật (8 đồng nam)
12 Đồng nam (12 tay gậy bảo vệ, dẹp đường) Đại Trạch
Dàn nhạc, chiêng, trống Đại Trạch
Các vãi đội cầu, cầm phướn
Kiệu Phật chủ (12 đồng nam)
Hậu
Đại diện, các cụ hai giới, chính quyền địa phương, nhân dân,
quý khách thập phương
An kiệu Phật chủ








Chùa Huệ Trạch có ngày hôm nay là do công sức gieo duyên của Đảng, Chính quyền, Nhân dân thôn Xuân Quan, của xã Trí Quả và của Nhân dân quanh vùng, cùng quý Phật tử gần xa. Trong đó có một phần công sức của trụ trì, Sư thày Thích Đàm Tâm.
Sư thày Thích Đàm Tâm tên khai sinh là Vương Thị Bích sinh năm nhâm tý, trong một gia đình nông dân thuộc thôn Phúc Lâm, xã Nghĩa Đạo, Huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Một miền quê thuần Việt của cư dân Bắc Bộ, đồng chua nước mặn, mùa hè ngập nước, sình lầy,  mùa đông khô hạn, cỏ dại hoang sơ. Nơi sinh sống của các loài cua ốc, rắn ếch, côn trùng. Cuộc sống người dân nơi đây thật khó khăn, cơ cực. Ngày hai bữa thất thường ngô khoai độn cơm. Từ khi sinh ra đến năm 8 tuổi, một cô bé mảnh mai, xinh xắn, nói năng nhỏ nhẹ, nhưng tính khí can trường, và quyết đoán. Khi trời sáng chưa rõ mặt người đã gióng ngựa lên xe, một mình đánh thẳng xuống cánh đồng tam thiên mẫu, cách nhà 2 km, cắt đầy xe cỏ rồi lại đánh ngựa về nhà, hái rau, nấu cơm, ăn vội vàng rồi chạy bộ ra lớp với chiếc bút chì và quyển vở cũ.
Năm năm sau cô bé hôm nào đã trở thành thiếu nữ, phổng phao, đoan trang. Cảm cái nết ngoan hiền, chăm chỉ, có gia đình khá giả trong làng, muốn dạm hỏi về làm dâu con nhà họ. Tự nhiên người đang khỏe liền đổ bệnh, sốt cao mê sảng, chỉ đòi xuống tóc đi tu, không lấy chồng. Cha mẹ thấy điềm lạ, cũng thể theo nguyện vọng tìm chùa để gửi.   
          Chùa Văn Quan, cánh cửa mở rộng đón vị bồ tát về nơi thứ thách cho cuộc đời tu học 16 năm. Với một thời gian biểu khổ hạnh, và một quyết tâm sắt đá.
3 giờ Sáng thức dậy, học tụng kinh
4 giờ quét dọn, bao sái,
5 giờ ra đồng trồng, cấy, thu lượm 9 sào ruộng
12 giờ về nấu cơm
13 giờ ra đồng
17 giờ tụng kinh
18 giờ về quét dọn, nấu cơm, ăn uống,
19 giờ tắm rửa, học tụng kinh,
22 giờ tiếp tục dọn dẹp, làm việc
24 giờ đi ngủ
một năm 1 bộ quần áo, ngủ 2, 3 tiếng, cơm cà dưa, không thuốc men, ngoài thời gian tụng kinh, làm việc là thời gian nghe cụ chửi. Cũng đôi khi nước mắt nhòa my, cứ như vậy liên tục 16 năm. Rồi có một ngày, chắp tay vái, quỳ lạy Cụ, xin được nhận Chùa riêng. Cụ xé lấy miếng vải đình màn của chiếc màn cũ làm quà, quần áo, màn, cũ gói vào chiếc khăn vuông, cột lên chiếc xe đạp cũ, hành lý của người đi, trời mưa tầm tã. Bác bạch Cụ, nếu Trời, Phật cho con đi ở riêng thì 9 giờ mưa tạnh, bằng không con sẽ ở lại. 8 giờ mưa tạnh hẳn, mặt trời đổ nắng chói trang, gió nhè nhẹ thổi. 29 tuổi đời, 16 năm tuổi đạo, 9 giờ sáng , vẫn còn đầy nước mắt đang chảy vào trong.
Chùa Xuân Quan chờ đón vị bồ tát năm xưa, không phải đi ở riêng mà là trở về. Thầy là ai, từ đâu đến, sẽ về đâu. Thử thách, cơ khổ, vẫn còn. Rồi chiếc xe ngựa chở cỏ năm xưa, sẽ là con thuyền đưa nhân dân nơi đây tới miền cực lạc, đúng là Thiên mệnh. 

NAM MÔ PHẢ CÚNG GIÀNG BỒ TÁT MA HA TÁT
Các mốc thời gian tiêu biểu
STT
Thời gian
Triều đại
Nhân vật
Sự kiện
1
601
Tùy
Tuệ Nhã pháp sư
Xây tháp, đặt xá lị
2
1100 - 1116
Đức Phật chủ
Đức Phật chủ
3
1288 - 1400 
Trần
Trần Hưng Hồng
Xây lại chùa
4
1699
Hậu Lê
Nhân dân
Trùng tu
5
1826
Nguyễn
Nhân dân
Đúc chuông
6
1992
CHXHCN
Việt Nam
Nhân dân
Công nhận DTLS cấp quốc gia
7
2000 - 2014
Xây dựng, Tu tạo
Tam quan, Tiền đường, Nhà tổ, Tam bảo hậu, nhà mẫu
8
2013
Công nhận bia sá lị là báu vật quốc gia


Thuận Thành tháng 3 năm 2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét